Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Huyết Hoa Ngoại Lý (P4)

 

4. BÔNG LAU

Lý tưởng

Lý tưởng là gì? Khi nào bạn có lý tưởng? Lý tưởng là tư tưởng có lý luận. Tại sao LĐA chọn Đinh Bộ Lĩnh trong sử Việt, với cờ Lau, Vạn Thắng? Phải chăng Đinh Bộ Lĩnh đã ý thức tinh thần Thắng Nghĩa, đã kết hợp ngàn lau nên Đại Cồ Việt?

Ngọn cờ Lau tượng trưng cho đáy tầng: Cành lau mong manh, yếu đuối, vô nghĩa như người dân bần cùng của đất nước. Nhưng một khi lý tưởng độc lập được lan truyền trong dân gian thì trở nên sức mạnh Vạn Thắng. Bài học đã được lưu truyền qua thời đại Lý, Lê, Trần để viết nên các trang sử Việt.

Hiểu ngoài lý là phải hiểu "cờ lau tập trận": Lý tưởng hun đúc tuổi trẻ nên con người Vạn Thắng, tu dưỡng Thắng Nghĩa là khi còn nhỏ đã nuôi chí lớn. Lý tưởng là quên mình, quên đi cái tôi mà chỉ còn dân tộc, đất nước. Lý tưởng không phải khi đã nên danh phận mới "ăn trên ngồi chốc" cai trị dân đen và hát ca bài yêu nước.

Chính kiến

Chính kiến thì phải chính tư duy. Nhưng các nhà chính trị phi cách mạng coi việc cầm quyền như trò chơi: Gọi là thi hành luật, làm luật nhưng thực sự là để trốn tránh pháp luật, ngồi trên luật pháp. Vì quan niệm chính trị là thay đổi, kẻ nắm quyền sẽ là luật pháp, cho nên đạo đức, lương thiện, luân lý, cương thường không có chỗ đứng. Thế sự càng đảo điên thì sức mạnh bạo lực càng được tôn sùng. Độc lập, dân chủ, dân tộc hạnh phúc chỉ là hàng rao bán. Nếu bạn không đủ khả năng và kiến thức để vượt qua những mê ảo của chính trị thì đường vào cách mạng là con đường chết trước khi sống.

Các bệnh thái của chính kiến biểu hiện thiên hình vạn trạng ăn hại đái nát quốc gia không chỉ ngày hôm qua mà đến hôm nay vẫn còn đầy dẫy. Muốn giúp dân cứu nước thì phải khổ công nghiên cứu cho ra lẽ đời sống lịch sử của đồng bào và quốc gia Việt, không thể vội vã nhập cảng một chủ thuyết thời thượng ngoại quốc rồi đem chiên xào chắp vá đem về xứ sở, cũng không thể nhai lại một cách ngớ ngẩn “Thắng Nghĩa vì hơn mọi chính kiến, có như thế mới gọi là Thắng Nghĩa.” mà không chịu động não phân tích cập nhật thực tiễn hôm nay.

Sinh sống

"Người đã hy sinh rồi trước khi hy sinh", "Thủ đoạn tự chứng minh cho thủ đoạn" , "thủ đoạn đồng thời phải là bản thân của mục đích, đó mới là chân chính"..."lãnh đạo là tâm thuật", "sinh sống là mục đích luận hay cứu cánh luận" …. Tất cả chỉ là nghĩa và lý của tu dưỡng. Có tu dưỡng bạn sẽ thấy và gặp tất cả. Nếu không thấy tức là bạn đã tu dưỡng sai đường. Cái ngoài lý là dựa sự đơn giản: "Nước vối, áo the, rau muống" cùng với "bàn tay với đất đai". Nếu bạn quên cái gốc của bản thân thì cái gốc cách mạng (tinh thần gốc) sẽ không có chỗ phát triển.

Cuộc sống của bạn nói lên tinh thần của bạn. Cung cách đối xử, hành xử hàng ngày của bạn sẽ nói lên tiềm năng của bạn trên con đường thắng nghĩa. Nếu không tu dưỡng để làm Thắng Nhân thì bạn tìm hiểu nghĩa lý của Duy Dân làm gì?

Thế hệ

Chính trị hôm nay là lịch sử ngày mai. Mỗi thời đại chỉ cho chúng ta những con người như vậy. Mỗi con người có một sinh mệnh chủ thể, sinh mệnh hệ thống và sinh mệnh cơ cấu khác nhau. Mỗi thế hệ đều có nhân tài. Nhưng nhân tài nào sẽ hy sinh cho đất nước, dân tộc? Phải chăng chính trị là bẩn thỉu, xấu xa, tàn bạo… nên không ai muốn tham dự? Hay vì kẻ bất lương khai thác tính Ác tới mức tột cùng để cai trị qua nhiều thế hệ vẫn không ai dám chống đối? Vì thiếu lãnh đạo hay vì người dân thiếu đồng lòng? Những ai muốn thực hiện cuộc cách mạng cho VN phải tìm ra câu trả lời này.

Thế hệ? Gọi là thế hệ khiến người đọc tưởng là phân biệt theo tuổi tác, nhưng trong cách mạng thì không có phân biệt trình độ, tuổi tác, nam nữ. Lòng yêu nước, sự hy sinh không giới hạn khi từ bỏ cái tôi để đi vào đại cuộc. Gọi là "thế hệ" ám chỉ thời đại mà cuộc cách mạng bùng nổ, những ai dấn thân cho dân tộc, đất nước sẽ được ghi nhận là thế hệ (thí dụ thế hệ Phan Chu Trinh). Những con người sống trong vài thập niên mà chẳng đóng góp gì cho lịch sử thì gọi là thế hệ gì?

Công việc

LĐA đã viết "Chìa khóa công việc". Đó không phải là công việc thường làm hàng ngày mà đó là công việc cách mạng, là chiến tranh. Làm sao chuẩn bị chiến tranh khi chưa có kinh nghiệm chiến trường, quân sự? Mà không đổ máu thì tuyệt không thay đổi được thời đại?

Công việc đầu tiên là tìm lại bản vị của tự mình, kiến lập lý tưởng, chính nghĩa để xây dựng nền tảng dân chủ chân chính. Sẽ cũng có rất nhiều đảng phái, tổ chức kêu gọi cách mạng với đủ mọi chiêu bài. Khác nhau là khi thực hiện, lý tưởng mà không có triết học lý luận (biện chứng pháp) sẽ đi vào đường cùng. Cách mạng mà không có kiến thiết (Bình Sản Kinh Tế, Cơ Năng Hiến Pháp) là đi vào hỗn loạn.

Nói đến công việc sẽ gặp những nhà phù thủy chính trị kêu gọi "làm đi rồi hãy nói", "hãy làm với nhau để tìm hiểu" hay "đoàn kết trong công việc" để lừa gạt tuổi trẻ đi vào con đường hoang tưởng.

Chính trị cũng như tôn giáo thường lấy "cứu cánh biện minh cho phương tiện" nhưng không ai nói phần sau "phương tiện xác định cứu cánh". Nếu phương tiện đã xấu, ác, bất hảo thì làm sao kết quả tốt đẹp cho được?

Gió đáy

Tại sao Gió đáy? Gió ở trên cao, đáy ở dưới thấp. Làm sao gió có thể thổi xuống tận đáy tầng? Làm sao vận động được quần chúng? Đó cũng là câu hỏi của các nhà cách mạng? Nếu để dùng chiêu bài "kháng chiến", "giải phóng dân tộc", "chống ngoài xâm"  thì dễ nhưng một khi đã giả dối -- và giả dối đi vào lịch sử nhân loại thì dù có cai trị trăm năm cũng chỉ để lại tiếng nhơ muôn đời.

Gió đáy là người dân bần cùng của đất nước. Họ muốn gì?

Họ muốn cơm ăn, áo mặc là bước đầu. Họ muốn tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc...là bước kế. Nếu các nhà cách mạng, chính trị không biết hay biết mà không hiểu làm sao để thực hiện thì chỉ lập đảng múa rối. Múa rối thì không thể là gió đáy được. Phải có cái nhìn xuyên suốt để có thể thấu hiểu toàn bộ cuộc cách mạng Duy Dân. Muốn cách mạng toàn diện mà bạn không có cái nhìn toàn diện thì làm sao thực hiện? (dĩ nhiên không phải một người mà là cả tổ chức). LĐA nói đến viên mãn, đã đưa ra chủ nghĩa Duy Dân và chỉ ra con đường "gió đáy". Phần thực hiện là của thế hệ 2000. Bạn còn chờ gì?

Huyết Hoa Ngoại Lý (P5) 

@ Nhân Chủ

Tháng 4 năm 2020 (Việt lịch 4899)


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nuôi Tâm Sinh Thiên Tài (P1)

“Nuôi Tâm sinh thiên tài.... Nuôi Óc sinh nhân tài.... Nuôi Thân sinh nô tài....” (Lý Đông A) Bởi vì hồn ma "Tùng Lâm" về ám...