Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Tu Dưỡng Thắng Nhân: Lãnh Đạo

Nhiều người hiểu lầm lãnh đạo là những người có quyền cao, tài giỏi. Có những người không có quyền nhưng có tinh thần lãnh đạo. Cho nên trong vấn đề tu dưỡng bản thân cần phải nắm rõ tinh thần lãnh đạo để có lối ứng xử của người lãnh đạo và đồng thời nhìn rõ khả năng của những người khác trên tinh thần lãnh đạo cũng như tài năng lãnh đạo.

Tinh thần lãnh đạo là gì? Chính là bất cứ công việc nào trong việc làm, cuộc sống; chính cá nhân mình phải tự lãnh đạo với chính công việc mình đang làm mà không cần sự nhắc nhở của người khác. Thêm vào đó, nếu công việc làm thất bại thì chính cá nhân mình nhận lỗi và tìm hiểu nguyên do của thất bại để rút bài học cho bản thân hay cho chính tập thể của một tổ chức (công ty).

Tinh thần lãnh đạo là trong mọi ứng xử của cuộc sống phải ứng xử trong vị thế của người lãnh đạo bởi đó là tấm gương mà những người chung quanh dựa vào đó noi theo. Ứng xử như thế nào gọi là vị thế của người lãnh đạo? Tức là thực hiện những chủ đề của Tu Dưỡng Thắng Nhân (xem bài viết cho những chủ đề này trong mục Một Việt Nam Tương Lai) trong đời sống để chính bản thân mình làm chủ con người của mình -- thay vì ma dâm, ma quyền, ma tiền, ma danh làm chủ con người của mình.

Tinh thần lãnh đạo là tự mình biết quan sát, biết đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Dĩ nhiên không phải bất cứ đề tài nào tự mình có thể tìm được câu trả lời nhưng ít nhất tự chính mình biết tìm phương cách để tìm những câu trả lời hợp lý.

Tinh thần lãnh đạo là trong bất cứ việc làm nào, luôn luôn có sự sáng tạo để tìm cách giải quyết công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn; hoặc khi đối diện với khó khăn thì chính mình biết tìm cách giải quyết bởi có những trường hợp, khó khăn xảy ra trong hoàn cảnh mà duy nhất chỉ có mình ở hiện trường thì bản thân mình phải biết giải quyết khó khăn đó. Ai cũng có bộ óc và bộ óc giúp chúng ta suy nghĩ hầu tìm phương cách để ứng phó với mọi hoàn cảnh tốt hay xấu trong đời sống cũng như công việc.

Cuộc chiến giữa quân đội Nga và Ukraine cho thấy lực lượng Ukraine có tinh thần lãnh đạo cao cho nên quân đội của Ukraine tự giải quyết, tự quyết định trong tình huống của trận chiến từ những cá nhân đối diện với thực tế của trận chiến chứ không chờ đợi lệnh từ bên trên. Trong khi quân đội Nga phải chờ đợi lệnh từ bên trên mà khi lệnh bên trên đưa xuống thì tình thế đã thay đổi, quyết định bên trên đã không đáp ứng được tình thế của hiện tại.

Mọi người đều có thể thực hiện được tinh thần lãnh đạo nếu cá nhân đó muốn đạt được tinh thần lãnh đạo. Tinh thần lãnh đạo và khả năng lãnh đạo thì hoàn toàn khác nhau. Tinh thần lãnh đạo chỉ ở phạm vi nhỏ của cá nhân trong khi đó khả năng lãnh đạo thì ở phạm vi lớn của tập thể.

Người có khả năng lãnh đạo là người biết nhìn trước, ngó sau để tạo ra một con đường đi cho tổ chức dù lớn hay nhỏ. Người có khả năng lãnh đạo là người biết nhìn người, nhận xét người, đánh giá người để đặt mỗi cá nhân trong tổ chức vào đúng vị trí tài năng của mỗi cá nhân. Người có khả năng lãnh đạo luôn luôn tôn trọng người khác bằng lời nói và hành động luôn luôn đi đôi với lời nói. Người có khả năng lãnh đạo luôn luôn khuyến khích người chung quanh suy nghĩ ra ngoài những khuôn khổ đã định sẵn (think outside the box) nếu những suy nghĩ đó không vi phạm đến đời sống đạo đức hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của tập thể. Người có khả năng lãnh đạo luôn luôn tạo đủ mọi điều kiện để những cá nhân khác học hỏi hoặc phát triển khả năng lãnh đạo đã có sẵn trong bản thân.

Người có khả năng lãnh đạo bắt buộc phải có tinh thần lãnh đạo. Nếu người có khả năng lãnh đạo mà không có tinh thần lãnh đạo thì đó là một điều nguy hiểm cho tổ chức. Tinh thần lãnh đạo, như đã nói bên trên, là những yếu tố của Tu Dưỡng Thắng Nhân trong cuộc sống, trong lối ứng xử với xã hội để tự chính mình làm chủ bản thân mình hầu đóng góp công sức cho sự sinh tồn của xã hội trong một sự cẩn thận cho chính mình và cho toàn xã hội. Nếu người có khả năng lãnh đạo mà không có tinh thần lãnh đạo thì giống như một anh có sức mạnh, cầm con đao múa võ mà lại không hiểu về võ để rồi chính con đao đó hại người khác và đôi khi hại chính người cầm đao.

Trong đời sống của xã hội không phải ai cũng có khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên ai cũng có thể có tinh thần lãnh đạo. Nếu cái tinh thần lãnh đạo đó có được ở mỗi người thì xã hội sẽ tốt hơn, sẽ nhìn ra được những người “lãnh đạo” giả để đánh tiếng mọi người lảng tránh.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 9 năm 2022 (Việt lịch 4901)

Nguồn: https://nganlau.com/2022/12/24/tu-duong-thang-nhan-lanh-dao/

 

 

 

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P1)

Tự do có ngay từ khi loài người xuất hiện trên trái đất này. Cần phải phân biệt giữa sự tự do của thời nguyên thủy loài người với sự tự do trong một xã hội loài người.

Tự do thời nguyên thủy là mỗi con người có quyền tự do không giới hạn. Có nghĩa là con người sống ở thời đại này cũng giống như loài thú, mạnh được yếu thua. Khi một cá nhân A ở thời đại này, săn bắt một con thú thì một cá nhân B có thể cướp lấy con thú này bằng sức mạnh của chính mình. Cả hai cá nhân này đều sử dụng quyền tự do của chính mình để thực hiện nhu yếu ăn. Tuy nhiên, thay vì bỏ công sức ra làm chuyện săn bắn thì người thứ hai bỏ công sức ra để thực hiện chuyện cướp giựt thực phẩm của người khác.

Khi thấy ra được sự bất công trong việc giải quyết nhu cầu ăn nếu tiếp tục trong một xã hội loài người nguyên thủy, những Con Người thời đại này, do nhu cầu ăn và nhu cầu sinh mệnh của chính mình, họ đồng ý liên kết lại với nhau để trở thành một nhóm người, một bộ lạc để chấp nhận quyền tự do có giới hạn nhằm bảo đảm nhu cầu ăn của mình không bị ai cướp giựt và đồng thời quyết định được sinh mệnh của chính mình.

Khi các bộ lạc được hợp thành một xã hội lớn để trở thành một quốc gia, thì quyền tự do của mỗi con người trong quốc gia đó vẫn phải có trong giới hạn là quyền tự do đó không làm hại đến quyền tự do của người khác, không làm hại đến tài sản, tính mạng của người khác. Đây chính là quyền tự do của một xã hội loài người mang tính Người. Bất cứ chính quyền nào xâm phạm quyền tự do của Con Người, xâm phạm tài sản, tính mạng của Con Người trong xã hội đó tức là đã vi phạm Duy Nhân Cương Thường (*).

Quyền tự do tự vệ

Đây là quyền tự do đầu tiên khi mà chính những con người thời nguyên thủy đồng ý ngồi lại với nhau để cái quyền này được bảo đảm. Vì sự tự vệ cho chính bản thân mình, tài sản mình không bị cướp giựt, những con người thời nguyên thủy đồng ý ngồi lại với nhau để cùng nhau bảo vệ lẫn nhau về mặc nhu yếu của ăn và đồng thời thể hiện bản tính tự nhiên của Con Người là phải tự tìm cách bảo vệ lấy sinh mệnh và tài sản của mình khi mà sinh mệnh và tài sản của mình bị một ai đó cướp giựt.

Với tiến trình lịch sử của loài người, quyền tự vệ được càng ngày càng được cải tiến để phù hợp với tri thức của Con Người. Ở thời đại của thế kỷ 21 này, quyền tự vệ được giải quyết qua hai phương pháp đó là luật pháp và tự vệ bản thân đáp ứng lại sự nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó.

Trong trường hợp cá nhân A đang bị cá nhân B đánh đập bằng dao và có thể làm mất đi sinh mạng của cá nhân A -- thì cá nhân A, hoặc những người khác, có thể chống lại hành vi cá nhân B, chấm dứt hành động thô bạo của B đối với A. Đây là hành động tự vệ và nếu trong hành động tự vệ này, cá nhân B có thể bị thương, hoặc chết thì cá nhân A, hoặc bất cứ ai giúp cá nhân A, không phải bị tội mà là thực hiện quyền tự vệ của chính mình, hoặc quyền tự vệ của một cá nhân ngoài cuộc, ngăn cản một cá nhân khác chấm dứt hành động thô bạo trong xã hội.

Thí dụ bên trên chỉ được thực hiện khi mà tính mạng của cá nhân đang bị đe dọa. Còn nếu như cá nhân B ăn cắp đồ của cá nhân A thì chuyện ăn cắp này cần phải đưa ra tòa, với luật pháp của xã hội để xét xử. Quyền tự vệ để tìm công lý phải do luật pháp, do những người ngoài cuộc xử thì mới có sự công tâm. Khi mà tính mạng mình không bị đe dọa thì bất cứ hành động nào, của bất cứ cá nhân nào làm thiệt hại tài sản, tinh thần của mình phải do chính luật pháp xử lý.

Dĩ nhiên đây là chuyện được giải quyết trong một xã hội dân chủ, có luật pháp. Còn đối với hoàn cảnh của Việt Nam, một xã hội độc tài, có luật pháp nhưng luật pháp để bảo vệ quyền lợi của đãng (cố ý viết sai dấu) cầm quyền thì người dân chẳng còn sự lựa chọn nào khác hơn là sự lựa chọn -- tự mình giải quyết lấy sự bất công. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy người dân sẵn sàng bắt, hành hạ, đánh đập người trộm chó, trộm gà bởi luật pháp của nhà cầm quyền là luật rừng, mạnh được, yếu thua; luật dành cho những người có tiền để mua chuộc tòa án nhằm cướp đất, cướp của người không có tiền, không có quyền; công an không bận tâm để giải quyết chuyện trộm chó, trộm gà bởi không có quyền lợi (lo lót tiền bạc) từ những người (trộm hoặc bị trộm) chẳng có gì để lo lót.  

Thái độ tự giải quyết sự bất công tại Việt Nam, trớ trêu thay, chỉ xảy ra ở những người thấp cổ bé miệng đối với những người thấp cổ bé miệng. Nghĩa là người dân rất cản đảm bắt đánh người trộm chó, trộm gà nhưng lại sợ hãi sự cướp giật có bài bản từ nhà cầm quyền, sự giết người có bài bản từ nhà cầm quyền. Bao nhiêu người vào cơ quan công an để rồi trở về với cái xác mà không người dân nào dám làm như chuyện bắt người trộm chó, trộm gà để đánh, để hành hạ cho chính bản thân tội phạm học bài học bản thân?

Có lẽ sống đông người dân đã không còn hiểu rõ khái niệm quyền tự vệ là gì, từ đâu mà có và thế nào gọi là thực hiện quyền tự vệ cho bản thân mình. Chính vì không nắm rõ khái niệm này mà sự tự vệ của người dân vẫn là hành động của thời nguyên thủy loài người, mạnh được yếu thua. Ai mạnh hơn mình thì mình cắn răng chịu đựng. Còn ai yếu hơn mình thì cứ đánh đập để dạy cá nhân đó một bài học mà hành động đánh người trộm chó là thí dụ điển hình.

Một hành động tự vệ hữu hiệu nhất ở một xã hội độc tài đó là sự phản kháng bất hợp tác hay còn gọi là bất tuân dân sự. Khi mà luật của một cơ chế cầm quyền là để phục vụ đãng cầm quyền; khi mà cơ chế cầm quyền hoàn toàn vô trách nhiệm với xã hội, người dân; khi mà cơ chế cầm quyền kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân; khi mà cơ chế cầm quyền đưa ra những bộ luật đi ngược lại hiến pháp hoặc đi ngược lại những quyền căn bản mà Con Người đã có từ thời nguyên thủy -- thì những con người sống trong cơ chế độc tài đó có quyền tự vệ bảo vệ bản thân và tài sản của mình. Cái quyền tự vệ này gồm có cả quyền bất tuân dân sự đối với những luật lệ mà đãng cầm quyền đưa ra.

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P2)

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Dallas, TX

Tháng 10 năm 2017

(*)https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2016/11/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-1.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2017/12/15/duy-nhan-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-p1/

 

 

 

 

 

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P3)

Quyền tự do truyền thông

Nguyên thủy của loài người chưa có chữ viết. Khi chữ viết được hình thành, con người dùng chữ viết để trao đổi với những người khác. Để sử dụng quyền tự do ngôn luận được rộng rãi, con người sáng lập ra báo chí, phát thanh, và truyền hình để chuyền đạt đến nhiều người. Quyền tự do truyền thông chỉ xuất hiện khi con người phát hiện ra lợi ích của nó đối với xã hội. Chính nhờ truyền thông mà sự hiểu biết của con người được mở rộng hơn; tình thương của con người gia tăng hơn; sự ngăn cách về mặt địa lý, thời gian và không gian đã không còn là trở ngại để mọi người có thể hiểu nhau, thông cảm với nhau qua những phương tiện truyền thông đại chúng.

Ở những quốc gia dân chủ người ta ví von giới truyền thông là đệ tứ quyền. Có nghĩa là ngoài cái cơ chế tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp, tư pháp) thì giới truyền thông đóng vai trò kiểm soát ba cơ quan của chính quyền. Tất cả những vụ tham nhũng, vi phạm luật pháp, che giấu những việc làm phi pháp của người cầm quyền, lạm dụng quyền hành trong lúc thi hành công vụ đều bị các cơ quan báo chí vạch ra cho công luận thấy rõ vấn đề. Từ đó dân chúng đòi hỏi sự minh bạch, sự công bằng trong cơ cấu chính quyền, bắt chính quyền phải chịu trách nhiệm trước những sai trái của chính bộ máy cầm quyền tạo ra.

Quyền tự do truyền thông là các cơ quan truyền thông làm việc độc lập, không có nhiệm vụ tuyên truyền cho chính quyền và sẵn sàng đi tù khi cơ quan an ninh quốc gia đòi hỏi phóng viên phải đưa ra nguồn tài liệu có từ đâu. Đối với người làm truyền thông, việc giữ bí mật những nguồn tin mình có được rất điều phải thực hiện bởi nếu không giữ bí mật, những người bên trong các cơ quan chính quyền, các công ty sẽ không dám tố cáo những vi phạm luật pháp bởi vì sợ bị trả thù bằng hình thức rất là hợp pháp. Chính vì thế mà đã từng có những người làm báo đã sẵn sàng đi tù thay vì chọn thái độ nói cho cơ quan điều tra biết ai cung cấp tài liệu. Đây chính là đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật, bảo vệ người đưa tin cho người làm truyền thông. Bất cứ cơ quan truyền thông nào làm việc bị sức ép của bộ máy cầm quyền, phải nói theo điều đảng cầm quyền muốn, phải nói sai sự thật để tờ báo, đài phát thanh, truyền hình được tồn tại thì quyền tự do truyền thông đó đã bị cướp đi, bộ máy cầm quyền đó đã vi phạm Duy Nhân Cương Thường (*) và cơ quan truyền thông đó đã không làm đúng trách nhiệm, đạo đức của một người làm truyền thông.

Quyền tự do truyền thông có nghĩa là bất cứ cá nhân nào cũng có thể ra một tờ báo, một đài phát thanh, một đài truyền hình để chuyển tải sự thật hoặc chuyển tải chuyện không thật. Trong sự cạnh tranh giữa các cơ quan truyền thông, ai nói sai sự thật sẽ bị lật tẫy từ một cơ quan truyền thông khác và nếu người dân có đủ trình độ hiểu biết, sẽ tẩy chay cơ quan truyền thông nói sai sự thật.

Cần phải nhìn rõ vấn đề trong sự so sánh về con số trong giới truyền thông. Các nước độc tài, đặc biệt là nhà cầm quyền Việt Nam, họ cho rằng họ có quyền tự do truyền thông bởi họ có 849 báo và tạp chí; 67 đài phát thanh và truyền hình; 195 báo điện tử. Với hơn một ngàn cơ quan truyền thông mà chỉ nói theo một luận điệu của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn muốn thì đó không phải là quyền tự do truyền thông. Đó chính là độc tài truyền thông để tuyên truyền chủ trương của đãng cầm quyền; mục đích của báo chí, truyền thanh, truyền hình là để phục vụ bộ máy cầm quyền.  

Ngược lại nếu một quốc gia chỉ có một tờ báo duy nhất, hoặc một đài truyền hình duy nhất nhưng nếu tờ báo đó, đài truyền hình đó có toàn quyền muốn đi bất cứ bản tin nào để nói lên sự thật của xã hội, của cơ chế cầm quyền, của bất cứ vấn đề nào trong xã hội mà không sợ phải đi tù thì cho dù chỉ là một tờ báo duy nhất, đất nước đó vẫn có quyền tự do truyền thông.

Con số bao nhiêu báo đài sẽ không nói lên được đất nước đó có quyền tự do truyền thông hay không. Phải nhìn vào bản chất của các cơ quan truyền thông là họ phục vụ ai, họ thực hiện nhiệm vụ truyền thông hay nhiệm vụ tuyên truyền. Nếu họ phục vụ đảng cầm quyền, đặt tuyên truyền là chủ trương chính -- thì rõ ràng họ đã bán đi cái quyền tự do truyền thông của chính họ và đất nước đó không có quyền tự do truyền thông, đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường.

Quyền tự do tín ngưỡng

Nhiều người cho rằng tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng bởi chùa, nhà thờ ở khắp mọi nơi. Một lần nữa, con số chùa, nhà thờ nhiều không có nghĩa là VN có quyền tự do tín ngưỡng.

Khi các vị tu sĩ đi tù thì tự do tín ngưỡng không bao giờ có. Khi mà Quốc Hội Việt Nam có sự xuất hiện của giới tu trong Quốc Hội thì tôn giáo VN đã trở thành cánh tay dài của đãng csvn chứ không phải là một tôn giáo thuần túy. Mà đã là cánh tay dài của đãng thì phải truyền đạo theo sự hướng dẫn của đãng. Đi ngược lại chủ trương của đãng thì sẽ bị trù dập, bỏ tù.

Khi mà các tín đồ hội họp để làm lễ tưởng niệm các vị lãnh đạo tôn giáo và bị cơ quan chính quyền tìm cách phá hoại, ngăn cản thì VN không bao giờ có tự do tín ngưỡng.

Tự do tín ngưỡng là bất cứ cá nhân nào, tín đồ hay tu sĩ, đều có quyền đi thuyết giáo ở bất cứ nơi đâu.  Tự do tín ngưỡng là ở những chổ trang nghiêm của giới tu hành mục đích để tín đồ đến thực hiện tín ngưỡng của mình chứ không phải là nơi để công an chìm, nổi vào lắng nghe để buộc tội bất cứ ai đó. Tự do tín ngưỡng phải được bảo vệ và tôn trọng trong đó gồm cả những cơ sở tín ngưỡng, không thể nào cướp giựt tài sản của các cơ sở tín ngưỡng dù mang danh nghĩa gì. Tự do tín ngưỡng tức là nhà cầm quyền hoàn toàn không dính dáng đến các cơ sở tôn giáo bởi một bên là cầm quyền, một bên là giúp đỡ tinh thần cho tín đồ. Cả hai không thể nào nhập nhằng bởi sẽ dẫn đến tình trạng nhà cầm quyền tôn vinh một tôn giáo nào đó, hoặc nâng đỡ một tôn giáo nào đó. Nhà cầm quyền cần phải đứng ra khỏi sự sinh hoạt của tôn giáo và để các tôn giáo tự do hoạt động trong phạm vi truyền bá đạo nhằm tạo ra một xã hội nhân bản hơn, thương yêu đồng loại hơn.

Tiếc rằng nhà cầm quyền csvn luôn luôn tìm đủ mọi cách để xâm nhập vào mọi tầng lớp sinh hoạt của người dân để kiểm soát, để bắt bớ, để đàn áp khi những điều giảng dạy của các vị tu sĩ không làm hài lòng các cơ quan cầm quyền. Cho nên quyền tự do tín ngưỡng tại VN hoàn toàn không có và chính điều này đã đưa đạo đức xã hội xuống cấp thấp như loài cầm thú.

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P4)

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2017

Dallas, TX

 (*)https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2016/11/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-1.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2018/01/15/duy-nhan-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-p3/

 

 

 

 

 

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P2)

 

Quyền Vô Tội

Nhìn về lịch sử của loài người, Con Người luôn luôn sống hướng thượng. Sự hướng thượng này làm cho Con Người nhìn ra được Quyền Vô Tội phải cần phải có. Quyền vô tội là gì? Phải chăng một người giết người vẫn có cái quyền vô tội này?

Quyền vô tội có nghĩa là bất cứ cá nhân nào bị đưa ra trước tòa án thì luôn luôn được xác định là vô tội cho đến khi cơ quan điều tra chứng minh được là cá nhân đó vi phạm luật pháp. Vậy thì một cá nhân giết một cá nhân khác, trước tòa án, người bồi thẩm đoàn và thẩm phán đều luôn luôn mang tâm niệm là cá nhân đó vô tội cho đến khi những chứng cớ đưa ra trước tòa -- thì lúc đó mới kết luận là cá nhân đó có tội hay không có tội. Cùng là một hành động giết người, nhưng nếu sự giết người hay làm hại thân thể người khác nhằm mục đích tự vệ (như đã nói ở phần 1) thì hành động đó không hề vi phạm luật pháp. Đó là lý do tại sao, ở những quốc gia dân chủ, cá nhân nào thực hiện quyền tự vệ và chẳng may làm người khác thiệt mạng thì đây không phải là sự cố ý, cho nên cá nhân đó không hề bị đưa ra trước tòa án.

Đây chính là quyền căn bản của mỗi cá nhân được đưa ra trước tòa và những ai tham dự vào tòa án đều phải hiểu rõ điều này để tạo cho cuộc xử án công minh. Bất cứ bồi thẩm đoàn nào tham dự cuộc xử án mà chưa nghe rõ sự thật từ hai bên luật sư nhưng trong tâm kết luận là người đó có tội thì cuộc xử án không hề công minh. Đây là lý do tại sao mà trong cuộc tìm kiếm bồi thẩm đoàn, các luật sư của hai bên và gồm cả vị thẩm phán luôn luôn nhắc nhở mọi người về cái quyền vô tội của bị cáo để các bồi thẩm đoàn không thể có thành kiến trước khi vụ xử xảy ra (xem bài Lựa Chọn Bồi Thẩm Đoàn https://nganlau.com/2016/06/15/chon-lua-boi-tham-doan/)

Quyền im lặng

Quyền im lặng được hình thành và được công nhận khi mà tất cả những tranh chấp được giải quyết qua hệ thống pháp luật. Một người giết người đứng trước quan tòa, cá nhân này có quyền không lên tiếng nói của chính mình trước vụ án. Cá nhân này có quyền không trả lời những câu hỏi của cơ quan điều tra hoặc luật sư nếu những câu hỏi đó không có lợi cho chính mình bởi mình không hiểu rõ luật, từ đó câu trả lời đôi khi vô tình trở thành một cớ để cơ quan điều tra buộc tội chính mình.

Quyền im lặng là quyền của một công dân khi công dân đó bị cơ quan điều tra của bộ máy cầm quyền đưa ra tòa thì cá nhân đó có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan điều tra có dính dáng đến cá nhân bị kết tội. Cơ quan điều tra muốn kết tội bất cứ cá nhân nào thì phải tìm bằng chứng, lời nói từ những cá nhân khác chứ không thể bắt buộc cá nhân bị cáo trả lời những câu hỏi mà những câu hỏi đó có thể làm hại đến bản thân của bị cáo.

Trong những cuộc lựa chọn bồi thẩm đoàn cho vụ kiện hình sự, luật sư của cả hai bên và luôn cả vị thẩm phán luôn luôn nhắc nhớ các bồi thẩm đoàn dự bị là bị cáo có quyền im lặng và cái quyền im lặng đó không có nghĩa là bị cáo có tội -- mà là vì một lý do nào đó, bị cáo không muốn đứng trước tòa để luật sư chất vấn trước mặt các bồi thẩm đoàn.

Quyền im lặng không những áp dụng cho chính cá nhân bị truy tố trước pháp luật mà dành luôn cho cả những cá nhân không bị truy tố. Tất cả những điều tra từ những người khác đều do tinh thần thiện nguyện của cá nhân hợp tác với cơ quan điều tra. Không một cơ quan điều tra nào bắt buộc cá nhân đó phải trả lời những câu hỏi mà cá nhân đó không muốn trả lời ngoại trừ có trát tòa thì cá nhân đó phải trả lời những câu hỏi của cơ quan điều tra. Tuy nhiên cho dù có trát tòa, nếu những câu trả lời có thể làm cá nhân đó bị kết vào một tội nào đó thì cá nhân đó sẽ sử dụng quyền im lặng của chính mình.

Quyền Tự Do Ngôn Luận

Ngay từ thời Con Người xuất hiện trên trái đất này, quyền tự do ngôn luận đã xuất hiện từ đó. Cho dù một người câm không nói được, hoặc Con Người thời nguyên thủy chưa có tiếng nói mà chỉ trao đổi qua dấu hiệu, ký hiệu; sự trao đổi qua ký hiệu này nói lên cái quyền tự do ngôn luận của Con Người đã có ngay thời có sự xuất hiện của Con Người trên trái đất này.

Tự do ngôn luận không nhất thiết là phát biểu ý kiến của chính mình bởi nếu là người câm thì làm sao họ có thể phát biểu ý kiến. Vậy thì quyền tự do ngôn luận phải được hiểu ở một dạng rộng, tổng thể -- nghĩa là bất cứ cá nhân nào sống trên trái đất này đều có quyền tự do ngôn luận bằng phát biểu ý kiến qua lời nói, chữ viết, hoặc hành động biểu tình để bày tỏa quan điểm của mình cho một vấn đề nào đó mình quan tâm trong đời sống của xã hội. Chính quyền tự do ngôn luận này đã làm thay đổi xã hội Con Người ngày càng được tiến hóa hơn, hướng thượng hơn.

Chính quyền tự do ngôn luận này, xã hội loài người thấy những cái bất công trong cuộc sống; những phong tục, tập quán bất công từ cha ông để lại và từ đó xã hội hiện tại đòi hỏi thay đổi để tạo ra một xã hội công bằng hơn, hướng thiện hơn.

Hãy lấy thí dụ qua câu nói “trai năm thê bảy thiếp, gái vỏn vẹn một chồng”. Chính cái quyền tự do ngôn luận mà Con Người của thời đại 21 này cho rằng câu nói trên đã không còn hợp thời, câu nói trên đã đi ngược lại cái đạo lý một vợ, một chồng. Chính quyền tự do ngôn luận này đã tạo ra những cuộc thảo luận để tìm hiểu rõ và làm sáng tỏa những vấn đề mà thời đại trước đó đã chưa hiểu rõ -- để rồi có những luật lệ, phong tục đi ngược lại cương thường của Con Người.

Vậy thì bộ luật 258 của nhà cầm quyền đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường. Câu hỏi được đặt ra là thế nào gọi là lợi dụng quyền tự do ngôn luận?

Để trả lời câu hỏi này cần phải nhìn vào thực tế cá nhân phát biểu những điều gì. Nếu cá nhân nào nói lên cái sự thật của xã hội, nói lên cách làm việc vô trách nhiệm của bộ máy cầm quyền và kêu gọi mọi người cùng lên tiếng thì cá nhân đó đã sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng chỗ chứ không phải vi phạm quyền tự do ngôn luận. Khi cá nhân phát biểu ý kiến để xây dựng lại một xã hội lành mạnh, dựa vào cái thực tế thối nát của xã hội hiện tại để kêu gọi mọi người cùng lên tiếng thay đổi -- thì không thể nào gọi là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Trái lại chính nhà cầm quyền VN đã vi phạm quyền tự do ngôn luận khi họ ra bộ luật 258; chính tòa án tại VN đã vi phạm quyền tự do ngôn luận khi chính họ dựa vào luật đó để bỏ tù những cá nhân sử dụng quyền tự do ngôn luận đã có từ thời nguyên thủy của loài người.

Bất cứ cá nhân nào nằm trong vị trí cầm quyền thì cá nhân đó phải chịu sự phán đoán của người dân trên cái trách nhiệm mà cá nhân đó nhận lãnh. Sự phán đoán có thể diễn tả qua nhiều hình thức như là biểu tình trước trụ sở làm việc; hoặc dựa vào câu nói, việc làm của cá nhân cầm quyền để diễu cợt làm cho mọi người cười; hoặc tố cáo những hành động tham nhũng của từng cá nhân trong bộ máy cầm quyền. Đây không phải là vi phạm quyền tự do ngôn luận mà là sử dụng quyền tự do ngôn luận để xã hội có một bộ máy cầm quyền làm việc rõ ràng, minh bạch, chịu trách nhiệm trước dân chúng.

Những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận để bôi xấu người khác mà không có chứng cớ thì là đã đi quá giới hạn của quyền tự do ngôn luận. Trong trường hợp này, cá nhân bị bôi xấu có quyền thưa kiện người bôi xấu mình nếu sự bôi xấu đó có ảnh hưởng đến sự sinh hoạt kinh tế trong đời sống của chính mình. Còn như nếu sự bôi xấu không ảnh hưởng đến kinh tế của chính mình thì cá nhân bị bôi xấu sử dụng quyền tự do ngôn luận thanh minh những điều không thật về mình cho mọi người hiểu rõ.

Những ai sử dụng quyền tự do để kêu gọi người khác hảm hại cá nhân khác, cướp tài sản của người khác, hoặc gây khích động từ những cá nhân khác tức là những cá nhân đó đã vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Tự do ngôn luận để trao đổi, học hỏi, làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, thăng tiến hơn. Những khích động để tạo ra bất ổn trong xã hội là điều không thể chấp nhận. Cần phải phân tích rõ sự bất ổn trong xã hội là gì. Khi một bộ máy cầm quyền độc tài, đàn áp dân chúng, giết người giữa ban ngày tại đồn công an và người dân biểu tình đòi hỏi sự minh bạch, có trách nhiệm của bộ máy cầm quyền thì người dân hoàn toàn không hề tạo sự bất an cho xã hội, trái lại người dân đóng góp tiếng nói của mình vào việc xây dựng một xã hội, một bộ máy cầm quyền có trách nhiệm hơn.

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P3)

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2017

Dallas, TX

Nguồn: https://nganlau.com/2018/01/01/duy-nhan-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-p2/

 

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P4)

Quyền tự do thành lập hội đoàn

Nhìn về lịch sử của loài người, Con Người trải qua nhiều thời kỳ và từ những trải nghiệm của mỗi thời kỳ, Con Người rút ra được bài học để áp dụng vào thực tế tốt hơn nhằm mục đích nâng cao mức sống, nâng cao tri thức của Con Người.

Sự tự nguyện ngồi lại với nhau để lập thành một bộ lạc để giải quyết nhu cầu ăn-mặc, chỗ ở ngay từ nguyên thủy loài người đã cho thấy rằng cái quyền tự do thành lập hội đoàn đã xuất hiện từ đó. Một bộ lạc ví như là một hội đoàn. Nhiều bộ lạc phối hợp lại với nhau để tạo thành đơn vị xã, huyện, thành phố, tỉnh và sau cùng là quốc gia.

Với sự tiến bộ của thế giới hiện nay, với sự phức tạp trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội cũng như bộ máy cầm quyền, quyền tự do thành lập hội đoàn càng quan trọng hơn hết và giải quyết được nhiều vấn đề nhằm giúp đỡ bộ máy cầm quyền, giảm bớt gánh nặng của bộ máy cầm quyền trong việc điều hành sinh hoạt của xã hội.

Ở các quốc gia dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự đã đóng một vai trò rất là quan trọng trong sinh hoạt của xã hội. Các hội đoàn như hiệp hội các luật sư, y sĩ, kế toán, khoa học, giới truyền thông đã tạo ra một môi trường để các cá nhân trong ngành nghề trao đổi nghề nghiệp, kinh nghiệm; đồng thời đưa ra một tiêu chuẩn của đạo đức nghề nghiệp để những đồng nghiệp không vi phạm và đồng thời tạo uy tín cho ngành nghề của chính mình với xã hội mà mình phục vụ.

Các tổ chức bất vụ lợi được hình thành cho những công việc như văn hóa, khuyến học, môi sinh, giúp đỡ người già yếu, giúp đỡ những tù nhân bị án oan, giúp đỡ những người vô gia cư, giúp đỡ những cựu chiến binh bị tàn tật, giúp đỡ những gia đình nghèo thiếu thức ăn, giúp đỡ y tế cho những trẻ em bị bệnh lúc bẩm sinh v.v… đã góp phần công sức kiến tạo một xã hội nhân bản hơn, chứ không phải là một xã hội mạnh được yếu thua. Những vấn nạn của xã hội, cho dù một cường quốc như Hoa Kỳ, bộ máy cầm quyền không thể nào giải quyết được mà cần sự giúp đỡ của các hội đoàn xã hội dân sự.

Hình ảnh những người dân, những tổ chức xã hội dân sự tự giúp với nhau trong cơn bảo Harvey đánh vào Texas mà thành phố Houston bị nặng nhất bởi do mưa, lụt. Bộ máy chính quyền tiểu bang lẫn bộ máy chính quyền liên bang vẫn không có đủ nhân lực để thực hiện cứu người trước cơn lụt xảy ra ở một diện rộng lớn. Chính những cá nhân, những tổ chức xã hội dân sự bất vụ lợi đã thực hiện chuyện cứu người và cung cấp thực phẩm, thức uống, nơi cư trú tạm thời cho những nạn nhân tránh lũ lụt.

Lợi ích của các tổ chức xã hội dân sự là những tổ chức này sống tại địa phương mình cư ngụ và thấy được những cần thiết của xã hội, từ đó họ biết cách để vận động số đông quần chúng địa phương để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà bộ máy nhà nước không thực hiện được vì một lý do nào đó. Đây là những tổ chức làm việc dựa trên thực tế địa phương nhằm mục đích phục vụ những thành phần sống trong xã hội trên một lãnh vực hay nhiều lãnh vực tùy theo khả năng của mỗi tổ chức xã hội dân sự. Thông thường mỗi tổ chức xã hội dân sự chỉ chuyên về một vấn đề của xã hội mà xã hội thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cho nên quyền tự do thành lập hội đoàn là quyền rất là cần thiết cho xã hội và những thành viên sống trong xã hội đó.

Tại Việt Nam cũng có những tổ chức xã hội dân sự được xếp vào hai loại khác nhau. Loại có giấy phép tức là loại xã hội dân sự của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn và xã hội dân sự không chính thức không có giấy phép hoặc không được sự tài trợ của bộ máy cầm quyền đãng csvn. Các tổ chức xã hội dân sự không có giấy phép hoặc không được sự ủng hộ của nhà cầm quyền VN thường bị trù dập và nhà cầm quyền VN tìm đủ mọi cách theo dõi, đàn áp những cá nhân có ý định thành lập tổ chức xã hội dân sự đi ra ngoài sự kiểm soát của đãng csvn. Các tổ chức xã hội dân sự của đãng mục đích là để lừa quốc tế, tham dự các sinh hoạt xã hội dân sự của quốc tế với danh nghĩa là tổ chức xã hội phi chính phủ nhưng thực chất là bàn tay nối dài của đãng cầm quyền, đồng thời để kiểm soát quần chúng, phục vụ lợi ích của đãng cầm quyền. Ngày nào các tổ chức xã hội dân sự vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền thì đất nước đó hoàn toàn không có quyền tự do thành lập hội đoàn và đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường (*).

Quyền tự do đi lại

Cái thời con người sống bằng săn bắt đã chấm dứt. Nhưng nếu nhìn vào cái thời đại ấy, con người đi lại từ nơi này đến nơi khác để tìm thức ăn cho chính bản thân mình. Quyền tự do đi lại đã có ngay từ thời nguyên thủy của loài người.

Thời đại hôm nay, con người vẫn cần cái quyền tự do đi lại này để thực hiện các quyền tự do khác của chính mình. Muốn thành lập hội đoàn, cá nhân cần có quyền tự do đi lại khắp nơi để tìm người cùng chí hướng, để trao đổi ý kiến trước khi đồng ý thành lập một hội đoàn nào đó, cho một mục đích nào đó.

Tự do đi lại là cá nhân đó có quyền đi ra khỏi nhà, tham dự một cuộc biểu tình để thực hiện quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến của chính mình cho tất cả những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân cũng như sự sống còn của xã hội, làng xóm, quốc gia mình cư ngụ.

Tự do đi lại là cá nhân đó có thể đi du lịch ở bất cứ nơi nào trên đất nước mình cư ngụ, hoặc trên thế giới; hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận trong nước hoặc quốc tế mà không bị bất cứ ai ngăn cấm.

Không một cá nhân nào có thể thực hiện các quyền tự do khác mà thiếu đi quyền tự do đi lại. Cho nên quyền tự do đi lại đóng vai trò rất quan trọng để các cá nhân sống trong xã hội thực hiện các quyền tự do đã được quốc tế công nhận.

Quyền tự do riêng tư

Mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều có quyền riêng tư của chính mình. Không một ai, cho dù là cầm quyền, được phép theo dõi, nghe lén bất cứ cá nhân nào trong xã hội mà không được sự đồng ý của cá nhân đó.

Quyền riêng tư này áp dụng luôn cả khi những cá nhân lên trên mạng, không một công ty nào, cá nhân nào, cơ quan nhà nước nào có quyền theo dõi thói quen tìm kiếm trên mạng của cá nhân hoặc tấn công vào những trang mạng xã hội của chính cá nhân đó.

Với thời đại điện toán hôm nay, các công ty lớn như google, facebook, yahoo, amazon v.v… thường có những phần mềm theo dõi sở thích của cá nhân tìm kiếm món hàng nào dựa vào địa chỉ mạng (IP address) và gửi những quảng cáo đến cá nhân đó mà không có sự đồng ý của cá nhân đó.

Ngoại trừ trường hợp cá nhân vi phạm luật pháp mà cơ quan điều tra cần theo dõi để lấy chứng cớ -- thì trong trường hợp này, cơ quan điều tra cần có trát tòa để theo dõi cá nhân hay một công ty, một nhóm người. Ngay cả trong trường hợp này, cơ quan điều tra đã có bằng chứng gián tiếp trước khi xin phép trát tòa để theo dõi bất cứ cá nhân nào, đoàn thể nào trong xã hội. Cơ quan điều tra không thể nào vì bất đồng ý kiến với một cá nhân nào đó để rồi xin trát tòa theo dõi, hoặc gài chứng cớ giả tạo để có trát tòa hầu thực hiện chuyện theo dõi cho mục đích riêng tư.

Bất cứ nhà cầm quyền nào luôn luôn theo dõi những người bất đồng chính kiến tức là nhà cầm quyền đó đã vi phạm Duy Nhân Cương Thường.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Dallas, TX

Tháng 12 năm 2017

(*)https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2016/11/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-1.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2018/02/01/duy-nhan-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-p4/

 

 

 

 

 

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P5)

 

Quyền tự do hôn nhân

Hôn nhân là quyền của Con Người trong sự lựa chọn người phối mẫu của mình mà không phải là sự dàn sếp, sắp đặt của bố mẹ khi trẻ mới sinh ra hay lúc còn thơ ấu. Hôn nhân là sự tự nguyện của hai cá nhân sống trong xã hội và hôn nhân đi kèm theo trách nhiệm.

Quyền hôn nhân của thời đại hôm nay, ở những quốc gia Tây Phương đã bị các vị thẩm phán nhìn một cách lệch lạc đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường. Trước hết phải hiểu rõ hôn nhân là gì và mục đích của hôn nhân trước khi nói đến tại sao sự hôn nhân có thể đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường.

Hôn nhân từ thời xa xưa cho đến nay, từ thuở Con Người xuất hiện trên trái đất này, từ thuở Con Người nhìn ra được nhu cầu phát triển giống nòi; đây là sự phối hợp giữa một Nam và Nữ. Đây là sự phối hợp để chứng minh thuyết Đối Lập Thống Nhất, Cơ Năng và Bản Vị (**) của cụ Lý Đông A.

Các học thuyết khác, đặc biệt là học thuyết của Max, đối lập là phải tiêu diệt nhau để sống còn. Giai cấp bị trị tiêu diệt giai cấp thống trị để được sống còn. Tuy nhiên, cụ Lý Đông A nhìn vấn đề khác hơn, nhìn vấn đề ở dạng tổng thể, để mọi người cùng nhau sống còn thay vì diệt nhau như loài cầm thú. Đối lập luôn luôn là thực tế của cuộc sống. Đối lập là để cân bằng cuộc sống và để cùng nhau nâng đỡ, cùng nhau tiến bộ trong cuộc sống của loài người. Sự phối hợp giữa Nam và Nữ; một Dương, một Âm tuy có đối lập nhưng sự đối lập này được hai bên thỏa thuận để không xảy ra sự triệt hạ lẫn nhau, trái lại cố gắng hòa hợp để tạo ra bản vị gia đình.

Hôn nhân ngoài việc phối hợp giữa hai cá nhân (nam-nữ) mà còn là làm công việc phát triển giống nòi, thực hiện đúng luật của tạo hóa, của thiên nhiên. Tuy nhiên, các vị thẩm phán ở các nước tự do đã nhìn vấn đề lệch lạc và cho rằng đây là Quyền Hôn Nhân chứ không nhìn vào cái mục đích của hôn nhân. Chính vì thế mà ở những quốc gia dân chủ Tây Phương, họ cho rằng quyền hôn nhân dành luôn cho những người đồng tình luyến ái. Nếu quyền hôn nhân dành cho tất cả mọi người, gồm cả những người đồng tình luyến ái này thì xã hội Con Người đã đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường, xã hội loài người không còn hiện hữu như hôm nay.

Nói thế không có nghĩa là chúng ta cấm đoán những người đồng tình luyến ái sống chung với nhau. Sự sống chung giữa những người đồng tình luyến ái là quyền riêng tư, họ tự giải quyết với nhau và đồng ý chọn con đường đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường trong vấn đề phát triển giống nói. Tự ý chọn cuộc sống đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường nhưng chỉ có hai cá nhân bị ảnh hưởng, xã hội không bị ảnh hưởng. Quyền riêng tư này không thể nhập nhằng với quyền hôn nhân dành cho Nam-Nữ để thực hiện phát triển giống nòi.

Trên lãnh vực tự nhiên của Con Người thì sự hòa hợp giữa những người đồng tình luyến ái tức là trạng thái bất bình thường. Nếu có những Con Người sinh ra mang bệnh tự kỷ (austism), cần có sự châm sóc đặc biệt để cá nhân này có thể hòa nhập vào cuộc sống xã hội thì những người đồng tình luyến ái cũng thuộc về một dạng bệnh về sinh lý, xã hội cần phải giúp đỡ để họ có thể hòa nhập vào cuộc sống bình thường của xã hội. Giúp đỡ không có nghĩa là đồng ý cho rằng Quyền Hôn Nhân dành cho những người này. Chúng ta không thể nào biến trạng thái bất bình thường của bệnh lý sinh lý trong giới đồng tình luyến ái thành cái bình thường của xã hội để rồi nhìn nhận quyền hôn nhân dành cho những người đồng tình luyến ái.

Câu hỏi đặt ra là nếu quyền hôn nhân không dành cho những người đồng tình luyến ái vậy thì những người đồng tình luyến ái có quyền có con hay không? Có hai cách để có con đối với những người đồng tình luyến ái. Một là xin con người khác về nuôi. Hai là cấy tinh trùng của một đàn ông nào đó vào người đồng tình luyến ái nữ để có con. Người viết bài này quan niệm nếu người đồng tình luyến ái không có quyền hôn nhân bởi đó là cuộc sống đi ngược lại trạng thái bình thường của xã hội thì họ cũng không có quyền có con cho dù ở bất cứ trường hợp nào đã nói bên trên. Vấn đề này cần có một sự thảo luận dành cho những người chuyên môn để đưa ra một chính sách rõ ràng dành cho những người đồng tình luyến ái. Bất cứ sự thảo luận cho vấn đề này phải dựa vào Duy Nhân Cương Thường để không đi ra ngoài cái sinh hoạt bình thường của nhân loại, cái sinh hoạt tạo sự tiến hóa của xã hội chứ không phải cái sinh hoạt của sự hủy diệt.

Điều này cũng giống như chuyện quyền được có súng của Hoa Kỳ. Nếu một người bệnh thần kinh thì họ không có quyền mua súng bởi đó là nguy hiểm cho xã hội. Vậy thì người đồng tình luyến ái, họ có quyền tự do riêng tư sống chung với nhau nhưng họ không có quyền hôn nhân (để cấp giấy hôn thú) và quyền được có con.

Quyền tự do kinh doanh

Để thực hiện nhu cầu nhu yếu (ăn, mặc, chỗ ở), con người phải có quyền tự do kinh doanh. Ngày xưa ở cái thời sống bằng săn bắn, con người đi đó đây để tìm thức ăn cho mình. Ngày nay cuộc sống không còn là du mục, đi đó, đi đây mà là định cư một chỗ nhất định.

Sự định cư này bởi con người dùng kinh doanh để tạo ra vật chất, trao đổi với người khác hầu tự mình đáp ứng nhu cầu nhu yếu của chính mình. Vậy thì quyền tự do kinh doanh cần phải có để giải quyết nhu cầu nhu yếu.

Khi nói về quyền tự do kinh doanh thì phải nói đến kinh doanh như thế nào và kinh doanh đó dựa trên cơ bản nào?

Duy Nhân Cương Thường là căn bản để quyết định mọi hành động của cá nhân, của chính sách quốc gia. Hành động kinh doanh của mỗi cá nhân không thể vi phạm đến Duy Nhân Cương Thường và luật pháp của quốc gia. Kinh doanh để giải quyết nhu cầu nhu yếu của cá nhân và đồng thời phục vụ lợi ích của những người khác trong xã hội. Kinh doanh chỉ để giải quyết nhu yếu của cá nhân mà ảnh hưởng đến nhu cầu nhu yếu của người khác một cách quá độ thì đã đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường.

Thí dụ một hãng thuốc sản xuất loại thuốc mới do tiền của dân chúng bỏ vào trong việc thử nghiệm, tìm tòi loại thuốc mới. Vậy thì công ty thuốc đó, sau khi tìm ra được loại thuốc mới, không thể nào bán giá thuốc mà chỉ có người giàu mới có thể mua được. Cho dù số tiền do chính công ty đó bỏ ra cho chuyện nghiên cứu, thử nghiệm, nhưng với bằng độc quyền thuốc trong khoảng thời gian nào đó, công ty thuốc có thể thu lại số tiền bỏ ra và tạo ra lời thì không thể nào vì lợi nhuận to lớn của chính công ty để rồi những người nghèo không thể nào mua được thuốc cần thiết cho chính mình.

Mỗi cá nhân trong xã hội phải xem sản phẩm mình tạo ra để phục vụ xã hội hay làm thiệt hại xã hội. Nếu sản phẩm tạo ra làm thiệt hại xã hội thì tức là đã đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường.

Khi nói về kinh doanh, các nước Tây Phương thường hay nói đến luật Cung – Cầu. Phải chăng có luật Cung – Cầu hay đây chỉ là luật kinh tế để áp dụng ở một số sản phẩm chứ không phải ở tất cả sản phẩm? Luật cung cầu có áp dụng cho ngành y tế hay không?

Hãy tìm hiểu về luật cung cầu ở Mỹ trên lãnh vực giá tiền xăng. Trong một ngày, giá xăng cho một gallon của Mỹ có thể lên 20 cents và khi giá xăng xuống thì chỉ xuống một vài cents. Vậy thì luật Cung-Cầu hoàn toàn không có trên sản phẩm xăng dầu này mà là do các công ty xăng dầu tự động quyết định giá cả chứ chẳng phải dựa vào luật cung cầu. Dầu thô tiếp tục sản xuất, nhà máy dầu tiếp tục sản xuất thì không thể nào cho rằng lượng sản xuất của hôm nay khác với hôm qua nên tăng lên 20 cents một gallon hoặc lúc xuống giá thì lại xuống từ từ. Đây là độc quyền thị trường, độc quyền giá cả của các hãng xăng dầu.

Một thị trường khác không thể nào áp dụng luật cung – cầu đó là bệnh viện, thuốc men. Số người bệnh vẫn không gia tăng cho dù bệnh viện có hạ giá hay thuốc men hạ giá. Vậy thì nhu cầu y tế cần phải được có những luật pháp đưa ra để bảo đảm mọi người, có tiền hay không có tiền, đều có thể sử dụng y tế cho sức khỏe của chính mình. Đừng để hệ thống y tế như ở Hoa Kỳ, chỉ dành cho người có tiền và người không tiền thì chờ chết bởi không có đủ khả năng để mua thuốc hoặc trả cho những cơn mổ cần phải mổ.

Một vấn đề khác cần phải quan tâm trong vấn đề tự do kinh doanh đó là sự mua lại các công ty lớn để độc quyền thị trường. Các cơ quan nghiên cứu kinh tế của quốc gia cần phải đánh giá vấn đề này thật kỹ, đừng để cho những đại gia, dùng tiền để thu tóm thị trường và sau đó thì thao túng thị trường.

Tư do kinh doanh mà ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người, hoặc sử dụng phí phạm tài nguyên thiên nhiên quá độ vì lợi nhuận chứ không phải vì nhu yếu tức là đã đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường. Nhu cầu nhu yếu căn bản của con người rất là đơn giản. Đa số vì lợi nhuận cao, vì muốn làm giàu và chính cái tư tưởng làm giàu không giới hạn này đã đưa đến sự phí phạm tài nguyên thiên nhiên, đưa đến sự khai thác thiên nhiên quá độ mà không biết bảo quản thiên nhiên cho những thế hệ sau đó. Những nước phát triển cao tạo ra đồ ăn quá thừa thải và đem bán tháo, bán đổ vào thị trường ở những nước khác để phá hoại nền sản xuất của nước khác tức là đã vi phạm Duy Nhân Cương Thường.

Một vấn đề của kinh doanh ở thời đại điện toán, những công nghệ điện thoại hay công nghệ thông minh máy móc như google home, amazon echo. Tất cả những công nghệ này được cài một loại phần mềm để bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân. Tuy nhiên, khi một cá nhân đã vi phạm luật làm thiệt hại đến sinh mạng của người khác, nền an ninh của quốc gia thì các công ty sản xuất sản phẩm này phải hợp tác với cơ quan điều tra, khóa mở những an ninh trong phần mềm để giúp cơ quan điều tra ra thủ phạm hay tòng phạm. Dĩ nhiên cơ quan điều tra phải có trát tòa đòi hỏi công ty phải thực hiện chuyện này. Đây là trách nhiệm của một công ty đối với xã hội khi mà một thành phần trong xã hội bị thiệt hại tính mạng, khi mà nền an ninh quốc gia đang bị đe dọa do một vài thành phần quá khích trong xã hội -- thì những công ty có những phần công nghệ mềm để giữ quyền riêng tư phải hợp tác với cơ quan điều tra, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội mình phục vụ. Điều này chỉ áp dụng khi một sự kiện đã xảy ra có ảnh hưởng đến sinh mạng của người khác, hoặc ảnh hưởng đến nền an ninh của quốc gia mà cá nhân bị tình nghi đã qua đời. Còn như cá nhân bị tình nghi vẫn còn sống thì để thực hiện chuyện khóa mở những an ninh phần mềm phải có sự đồng ý của cá nhân đó. Nếu cá nhân đó không đồng ý thì trát tòa cũng sẽ vô giá trị bởi cá nhân đó có quyền im lặng, không hợp tác với cơ quan điều tra nếu sự hợp tác có thể làm ảnh hưởng đến sự an sinh của chính cá nhân đó.

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P6)

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

New Orleans, LA

Tháng 12 năm 2017

 

(*)https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2016/11/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-1.pdf

(**)https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2017/12/chiakhoathangnghiachugiai-dongnhanhocxa.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2018/02/15/duy-nhan-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-p5/

 

 

 

 

 

 

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do (P6)

 Quyền bình đẳng cơ hội và nghĩa vụ

Khi những con người thời nguyên thủy hợp thành một bộ lạc thì quyền bình đẳng cơ hội và nghĩa vụ chưa hề có. Ở cái thời đó, quyền hành và nghĩa vụ được người trong bộ lạc quyết định. Dĩ nhiên, khi sự quyết định do bộ lạc trưởng hay do ai đó trong bộ lạc nhận lãnh trách nhiệm này sẽ không công bằng mà sẽ có nhiều thiên vị.

Rồi từ một bộ lạc kết hợp với nhiều bộ lạc khác, cuối cùng một xã hội được hình thành. Xã hội từ thời nguyên thủy đến thời đại hôm nay được hình thành với nhiều hình thức. Từ trưởng tộc, mẫu hệ, phong kiến, thực dân, cộng sản, tư bản theo tiến trình tiến hóa của xã hội Con Người. Khi xã hội càng tiến hóa thì con người càng thấy những truyền thống xa xưa của thời đại trước đó không hợp lý cần phải sửa đổi.

Với xã hội hiện giờ, người ta nói nhiều về bình đẳng cơ hội. Bình đẳng cơ hội phải đi đôi với bình đẳng nghĩa vụ và quyền lợi. Mỗi công dân phải có nghĩa vụ với xã hội và đồng thời có quyền lợi khi thực hiện nghĩa vụ đó. Không thể nào đòi hỏi quyền lợi từ xã hội mà không thực hiện nghĩa vụ của chính mình. Ngoại trừ những người bị tàn tật không thể thực hiện nghĩa vụ với xã hội, tất cả những cá nhân có đủ khả năng, trí tuệ, sức khỏe phải thực hiện nghĩa vụ của chính mình với xã hội thì mới hưởng được quyền lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Nghĩa vụ đối với xã hội thực hiện qua nhiều hình thức chẳng hạn như nghĩa vụ quân đội, nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ tuân hành luật lái xe, luật xã hội v.v…

Bình đẳng cơ hội là bất cứ công việc nào, mọi người đều có quyền xin vào làm và dựa vào khả năng của mỗi người để công ty tuyển chọn. Sự tuyển chọn phải dựa vào khả năng chứ không phải dựa vào quen biết, đút lót. Cơ chế VN hiện giờ là cơ chế độc tài, vô trách nhiệm. Từ hai yếu tố đó, VN hoàn toàn không có bình đẳng về cơ hội, quyền lợi, nghĩa vụ. Người dân bắt phải đóng thuế nhưng không được quyền lên tiếng về sự chi xài tiền thuế cho lợi ích cuộc sống của người dân. Những đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) viên không làm tròn nghĩa vụ của mình trong công việc phục vụ xã hội nhưng vẫn tiếp tục hưởng quyền lợi (tiền bạc và quyền hành) vô tội vạ mà người dân không có quyền lên tiếng chống đối cái quyền lợi bất cân xứng này. Người dân không có cơ hội để xin vào việc lãnh đạo quốc gia chỉ bởi vì không phải là đãng viên. Trong khi đó đãng viên không có khả năng thì lại giao cho những công tác lãnh đạo để rồi sự thiếu khả năng đó đã đưa đất nước trở thành con nợ của quốc tế càng ngày càng phình ra. Các ngân hàng khai phá sản; các công ty quốc doanh, bán quốc doanh khai phá sản để cướp giựt tài sản của những người bỏ tiền vào công ty. Cùng thời gian đó thì lãnh đạo công ty giàu to với nhiều tài sản chìm nổi ở khắp nơi trên thế giới trong khi đó thì dân trắng tay.

Quyền tự do ứng cử và bầu cử

Khi nói đến quyền tự do ứng cử phải hiểu đó là quyền để tham gia vào cơ chế điều hành quốc gia. Cần phải nhấn mạnh là điều hành chứ không phải là lãnh đạo. Lãnh đạo quốc gia phải là người dân, những tổ chức xã hội dân sự, những tổ chức chuyên môn nghiên cứu và đề nghị chính sách, luật lệ trong một cơ chế quốc gia. Tất cả những người nằm trong bộ máy chính quyền là người được bầu cử hay đề cử để làm công việc điều hành chứ không phải là lãnh đạo.

Công việc điều hành này cần phải có sự cạnh tranh để tìm người tài giỏi, có khả năng, có tư cách, có tầm nhìn xa rộng để điều hành bộ máy quốc gia chạy hài hòa với cuộc sống của xã hội. Điều kiện ứng cử phải là những điều kiện hợp lý cho chức vụ điều hành của công việc. Không thể có sự tham dự của các đảng phái trong công việc ứng cử. Sinh hoạt đảng phái cũng là thuộc về sinh hoạt xã hội dân sự cho nên cá nhân ra ứng cử là mang tính cách cá nhân chứ không phải đại diện cho đảng phái hay đại diện cho bất cứ nhóm đoàn nào của xã hội.

Bộ máy điều hành quốc gia có nhiều cấp độ và mỗi cấp độ đòi hỏi một số khả năng riêng biệt. Những ai thấy mình đạt được khả năng đòi hỏi thì có thể tham gia vào chuyện tranh cử. Còn nếu những ai đánh giá lầm khả năng của mình, khi thắng cử và không điều hành công việc tốt thì sẽ bị một cơ quan khác, hoặc người dân đánh giá và nếu cần sẽ đuổi người điều hành để tổ chức một cuộc tuyển chọn khác, không cần phải chờ hết nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ chỉ dành cho những người có khả năng. Còn những người không có khả năng và làm trì truệ bộ máy vận hành của bất cứ đơn vị nhà nước nào cần phải thay thế ngay chứ không chờ đợi hết nhiệm kỳ.

Quyền tự do bầu cử là quyền của người dân tìm hiểu rõ từng ứng cử viên để bỏ phiếu cho đúng người, đúng vị trị. Một cơ quan tổ chức bầu cử phải có trách nhiệm gửi những thông tin về khả năng, kinh nghiệm của mỗi ứng cử viên đến toàn dân trong địa phương hay cả nước nếu chức vụ thuộc dạng quốc gia. Bất cứ cá nhân nào trên 18 tuổi, không bị tù tội trong lúc bầu cử đều có quyền bỏ phiếu lựa chọn những người trong danh sách ứng cử. Mỗi cá nhân trong địa hạt bầu cử có thể chọn một người khác ngoài danh sách ứng cử và nếu cá nhân ngoài danh sách ứng cử được nhiều phiếu thì vẫn thắng cử, cho dù không nằm trong danh sách bầu cử. Đây là cuộc bầu cử do người dân chọn thành ra người dân có thể chọn bất cứ ai, ngay cả những người không năm trong danh sách bầu cử.

Quyền bầu cử và ứng cử là quyền căn bản của mỗi công dân trong việc chọn người tài giỏi vào cơ chế điều hành quốc gia. Bất cứ cuộc bầu cử và ứng cử nào có sự chỉ đạo của một đảng phái chính trị thì cuộc bầu cử và ứng cử đó hoàn toàn không còn tính dân chủ mà là tính đảng chủ. Cuộc bầu cử và ứng cử theo tính đảng chủ là một hình thức bầu cử trá hình, phản dân chủ. Việt Nam hiện giờ hình thức ứng cử và bầu cử theo tính đảng chủ.

Quyền kiểm soát cơ chế cầm quyền thay đổi cơ chế cầm quyền nếu cần thiết

Trong công việc quản trị công ty, người làm công việc quản trị luôn luôn theo dõi thành quả của công việc mỗi cá nhân trong công ty, đồng thời theo dõi chất lượng của sản phẩm có đạt đúng tiêu chuẩn đặt ra hay không. Nếu phát hiện sản phẩm làm sai tiêu chuẩn thì sự thay đổi lập tức được làm ngay chứ không thể tiếp tục làm ra sản phẩm sai với tiêu chuẩn đã đưa ra.

Trong công việc quản trị đất nước cũng vậy. Tuy không phải là sản xuất ra một sản phẩm nhưng thành quả của công việc quản trị tức là sản phẩm của công việc điều hành đất nước. Khi một cá nhân điều hành đất nước tạo ra nhiều mâu thuẩn bên dưới, không có khả năng để điều hành bộ máy nhà nước từ dưới đi lên và hòa nhịp với đời sống của xã hội thì cá nhân đó, hay bộ máy điều hành đó cần phải thay đổi.

Để làm chuyện này thì sẽ có một cơ quan chuyên môn kiểm soát công việc, thành quả của mỗi đơn vị điều hành quốc gia nhằm mục đích phát hiện ra sai lầm để điều chỉnh cho sớm chứ không phải chờ đợi đến lúc sự thất bại lan tỏa ra ở phương diện rộng lớn, có thể ảnh hưởng đến nền sinh hoạt của địa phương, của quốc gia. Cơ quan này hoàn toàn độc lập từ bộ máy điều hành quốc gia để tránh việc thiên vị, bao che.

Trong một đất nước dùng Duy Nhân Cương Thường là trung tâm điểm cho các chính sách, lối ứng xử, lối sinh hoạt xã hội thì khó có cơ hội xảy ra một cơ chế vô trách nhiệm. Tuy nhiên, vẫn phải có một cái nhìn vượt lên trên bản tính của Con Người. Con Người luôn luôn bị cám dỗ và chính những cám dỗ đã đưa cho người đi ngược lại những gì mình quan niệm là đúng, là nhân cách. Chính vì sự cám dỗ có thể xảy ra cho bất cứ ai thành ra cái quyền kiểm soát và thay đổi cơ chế cầm quyền hay điều hành đất nước là phải có để gọi là sự bảo kê khi mà những cá nhân trong bộ máy nhà nước vô tình đi ngược lại Duy Nhân Cương Thường.

Lời Kết

Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do được khai triển cho đúng với thực tế của xã hội, của thế giới. Nếu các bạn đọc bản gốc Duy Nhân Cương Thường (*), các bạn sẽ không thấy cụ Lý Đông A nhắc đến những quyền này. Tuy nhiên trong Duy Nhân Cương Thường của cụ Lý có nói đến cái dân chủ ở một phạm vi nhỏ và cái dân chủ đó cần phải diễn đạt cho rõ hơn, thực tế hơn trước bối cảnh xã hội chúng ta đang sống trong đầu thế kỷ 21 này. Trên tinh thần đó, người viết cố gắng đúc kết phần Duy Nhân Cương Thường: Nhu Cầu Tự Do trong 6 bài viết vừa qua.

Cũng cần phải nắm rõ là chủ nghĩa Duy Dân của cụ Lý luôn luôn biến chuyển theo tình hình thực tế của xã hội đang sống. Đây chính là điểm hay của chủ nghĩa Duy Dân là không cứng nhắc, không bảo thủ mà luôn luôn huyển chuyển theo thực tế của cuộc sống Con Người.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

New Orleans, LA

Tháng 12 năm 2017

(*)https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2016/11/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-1.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2018/03/01/duy-nhan-cuong-thuong-nhu-cau-tu-do-p6/

 

 

 

 

 

 

Sơ Lược Về Nền Tảng Nhân Chủ

    Sơ Lược Về Nền Tảng Nhân Chủ Ghi chú NL : Trong quá khứ, thế hệ đi trước nói nhiều về tư tưởng Duy Dân nhưng vẫn lập đi, lập lại lý th...