Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Bình Đẳng

Ghi Chú NL: Bình đẳng là một chủ đề phải được nhìn với nhiều góc cạnh khác nhau, với cái nhìn tổng thể thì mới thấy được thế nào gọi là bình đẳng. Bài viết đã đạt được cái nhìn nhiều góc cạnh và tổng thể. Cuối bài nói đến một cơ chế chính trị. Thực ra rất nhiều người hiểu lầm về ý nghĩa Chính Trị. Với nhà tư tưởng Lý Đông A thì ông nhìn “chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh”. Nhưng để làm được chuyện đó cần phải có những Con Người biết tự làm chủ lấy con người của chính mình. Khi tự mình làm chủ được mình thì sẽ hiểu rõ bình đẳng là gì, ra sao, làm cách nào để thực hiện bình đẳng ở chính bản thân trước khi áp dụng vào xã hội.

 

Một khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự lại rất phức tạp, vì rất khó để có thể phân tích rạch ròi về nó, nó phụ thuộc vào sự nhận thức của con người qua từng thời đại, qua kiến thức được giáo dục đúng đắn hoặc bị nhồi nhét một cách sai lệch. Nó cũng phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân, và yếu tố này quan trọng nhất, bởi vì con người trong một xã hội không có tính nhân văn, không loại bỏ hoặc giảm bớt tính tham muốn thì họ sẽ luôn mong muốn mọi thứ tốt đẹp cho bản thân, mặc kệ những cá thể khác ngoài bản thân họ.

Tham muốn là vấn đề cơ bản làm mất đi sự bình đẳng, tham muốn sẽ làm cho con người muốn tước đoạt của người khác, điều này có thể thấy được ở một cá nhân, ở một vài cá nhân, ở một tập thể, một xã hội, hoặc cũng có thể xảy ra cho cả một quốc gia.

Bình đẳng là sự ngang hàng nhau về mọi mặt giữa mọi cá thể đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại. Còn ngang hàng nhau về cái gì thì phải xét nó theo từng thời đại, không gian và thời gian. Tùy theo nhu cầu của các cá thể đó là gì? Có thể là về vật chất, tinh thần, quyền lực, địa vị, về tín ngưỡng,...Vấn đề đặt ra, như thế nào mới thật sự là bình đẳng?

Bình đẳng vốn là một quy luật khách quan trong trời đất. Nó không phụ thuộc vào việc con người và vạn vật sinh ra hay chết đi, nó vẫn tồn tại nhất như. Chỉ có con người không nhận thức rõ, hoặc có nhận thức được thì lại không làm được chỉ vì tham lợi cá nhân.

Bình đẳng chính là chân lý trong thiên địa.

Con người thực tại, hay những sinh vật nhỏ bé đều cần sự bình đẳng để mà tồn tại. Cho đến cây cỏ cũng như vậy. Bởi thế mà xã hội loài người từ khi xuất hiện trên trái đất này, họ luôn tìm kiếm sự bình đẳng. Bởi thế mà các tôn giáo, với giáo lý có trăm nghìn kinh thánh, trăm nghìn pháp môn nhưng mục đích cuối cùng tất cả cũng chỉ có một, đó là làm sao chỉ rõ cho chúng sinh nhìn thấy bản chất thật, một bản nguyên nhất như để chứng minh được một điều duy nhất, là tất cả chúng sinh có đồng bản chất, và đó chính là sự bình đẳng tối thượng. Cũng cần hiểu rõ, bình đẳng là mỗi cá thể được tạo các điều kiện ban đầu cơ bản như nhau, có các quyền đặc định cơ bản như nhau, còn phát triển thế nào tùy vào năng lực mỗi cá nhân, chứ không phải "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" là một lý thuyết dùng để u mê con người, vì con người ai cũng có lòng tham.

Xã hội đa nguyên tự nhiên là kiến trúc xã hội phân tầng cơ bản, ở đây không đề cập đến phân chia giai cấp theo "định kiến áp đặt xã hội". Đa nguyên tự nhiên là sự khác nhau giữa mỗi cá thể về mọi mặt trong xã hội, nó xảy ra cho cả vũ trụ chứ không chỉ riêng với con người.

Hai vấn đề khác nhau như vậy. Chính vì vậy, một thể chế chính trị phải hiểu rõ thế nào là đa nguyên tự nhiên và thế nào là bình đẳng để áp dụng cho đúng, không nhập nhằng để rồi tạo ra bất công giữa người với người.

Con người từ khi xuất hiện đã tìm kiếm sự bình đẳng như là một nhu cầu cấp thiết. Bằng các hình thức xã hội khác nhau, họ lập nên một xã hội có pháp quyền để quản lý lẫn nhau, nhằm tạo ra sự công bằng xã hội. Vậy nên bình đẳng là một sự tìm kiếm xuyên thời gian. Đã có bao nhiêu cao nhân đã thiết lập khái niệm về nó, cố gắng trao truyền sự nhận thức của họ đến với tầng lớp còn tăm tối nhằm khai sáng, tạo dựng một xã hội công bằng.

Trang Tử (369 - 298 TCN), một triết gia của Đạo giáo, người kế tục của Lão Tử, ông đã từng thiết lập khái niệm về sự bình đẳng rất rộng lớn, sánh tầm Thánh nhân:

"Ta và trời đất cùng sinh

Ta và muôn vật sự tình chẳng hai"(*)

Thấy khái niệm này, sẽ không ít trong chúng ta cảm thấy chấn động vì nó, một sự so sánh ngang thiên địa, nhưng nếu có thể cảm nhận, ta hiểu được khái niệm này hoàn toàn bình thường, vì vốn sự bình đẳng nó phải như thế.

Trở lên thời cận đại, ở thế kỷ 18, với bối cảnh một nước Nhật còn ở chế độ phong kiến, phân chia giai cấp quyền quý và nô lệ thì xuất hiện một bậc "Khai quốc công thần'', một "Voltaire của Nhật Bản" - Fukuzawa Yukichi. Vốn xuất thân trong một gia đình võ sĩ thấp kém, và cũng chính vì nhận thấy được bình đẳng là điều tất yếu, phải áp dụng nó vào xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ thì mới cứu rỗi được dân tộc. Cho nên, cả đời của Fukuzawa Yukichi, đi đến bao nhiêu đất nước bên trời Tây để học hỏi kiến thức, làm bao nhiêu việc thần kỳ cho đất nước Nhật Bản cũng chỉ là tựu trung vào việc khai sáng sự học để gầy dựng sự bình đẳng trong xã hội.

"Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người."

Chỉ với câu nói này thôi, Fukuzawa Yukichi đã làm chấn động, bàng hoàng bao nhiêu con dân Nhật Bản lúc bấy giờ, làm thức tỉnh cả một dân tộc, và sau đó là một xã hội Nhật Bản hiện đại hình thành và phát triển vượt bậc.

Chỉ với câu nói này thôi, mà cuốn "Khuyến học" của ông đã trở thành cuốn sách gối đầu của người dân Nhật lúc bấy giờ. Ta không luận bàn đến quan điểm về "nguồn gốc" của con người mà ông đưa ra đúng hay chưa, nhưng quan trọng nhất là ông đưa ra khái niệm "bình đẳng" để khai sáng, vậy là đủ. Và ông lại tự hỏi rằng, vậy điều gì tạo ra sự khác biệt đó? Điều gì tạo ra sự bất bình đẳng đó? Và câu trả lời, đó chính là "HỌC VẤN VÀ TRI THỨC". Chính sự học đã tạo nên sự cách biệt, con người ngu dốt sẽ dẫn đến nghèo hèn, thấp kém.

Từ sự dẫn dắt đó của ông, người dân Nhật Bản thời bấy giờ bắt đầu nhận thức được quyền lợi của họ về giai cấp. Họ nhận thấy rằng tại sao họ cũng là con người, họ lại phải chịu đựng kiếp sống thấp kém, nai lưng làm công cho giai cấp thống trị hưởng thụ đặc quyền đặc lợi. Và họ nhận thức được vấn đề, chính là mỗi người phải tự nâng cao tri thức, và Fukuzawa Yukichi đã hướng dẫn cho họ học những gì, học những kiến thức gì để có thể tái thiết xã hội Nhật Bản, song song đó, ông vẫn luôn xem trọng đạo đức. Ông dạy họ thực hiện sự bình đẳng, nhưng bình đẳng phải đảm bảo không phương hại đến quyền lợi của người khác:

"Mọi ham muốn không làm ảnh hưởng đến người khác đều là thiện"

"Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn".

"Có người dân nào lại mong muốn một chế độ chính trị tàn bạo?

Có người dân nào lại mong muốn cho đất nước kém phát triển?

Có người dân nào lại mong cho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?".

Đất nước Nhật Bản đã phát triển như chúng ta đã thấy, nói về vị trí địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, về chỉ số dân số trẻ (dân số vàng), Nhật Bản đều thua xa Việt Nam chúng ta, không chỉ Nhật Bản, mà các quốc gia lân cận Việt Nam, về các chỉ số trên, cũng đều không thuận lợi như Việt Nam, vậy tại sao họ lại có xã hội với nền kinh tế, giáo dục phát triển và tự do tôn giáo được như vậy? Tựu chung, lại cũng chính vì cơ chế CHÍNH TRỊ.

Chính trị là bộ máy vận hành các cơ chế, chính sách để ổn định xã hội và phát triển quốc gia. Nếu cơ chế vận hành sai mục đích do nhận thức kém, hoặc những người cầm trịch cố tình lèo lái để nắm lấy quyền lực vì lợi ích cá nhân, thì sẽ đưa đến hậu quả lớn nhất là người dân trở thành nô lệ cho bộ máy cầm quyền này, mọi lợi ích chung đáng lẽ mỗi công dân sẽ được hưởng trở thành lợi ích nhóm hoặc cá nhân.

Vì vậy, cơ chế chính trị quyết định tất cả. Thiết chế một cơ chế chính trị vì dân tộc, vì lợi ích quốc gia và có thể tồn tại, hòa nhập với văn minh thế giới là mục tiêu cơ bản. Ngoài ra, nó phải thể hiện được đặc trưng mỗi dân tộc, dựa vào nguồn gốc lịch sử, văn hóa, chủng tộc của mỗi tộc người. Nhân bản, hướng thượng, xã hội bình-hòa, giữ được căn cốt của tổ tiên là mục tiêu cốt lõi. Hai mục tiêu căn bản và cốt lõi này phải hòa quyện được với nhau thì mới kiến thiết được một đất nước hưng thịnh.

Chú thích(*): Trang Tử - Nam Hoa Kinh - Nội Thiên - Tề Vật Luận.

HUỲNH THỊ TỐ NGA

Mar 27, 2024

Nguồn: https://nganlau.com/2024/04/24/binh-dang-2/

 

Nhân Bản Cương Thường: Quyền Im Lặng & Tự Do Ngôn Luận

 

Quyền im lặng

Quyền im lặng được hình thành và được công nhận khi mà tất cả những tranh chấp được giải quyết qua hệ thống pháp luật. Một người giết người đứng trước quan tòa, cá nhân này có quyền không lên tiếng nói của chính mình trước vụ án. Cá nhân này có quyền không trả lời những câu hỏi của cơ quan điều tra hoặc luật sư nếu những câu hỏi đó không có lợi cho chính mình bởi mình không hiểu rõ luật, từ đó câu trả lời đôi khi vô tình trở thành một cớ để cơ quan điều tra buộc tội chính mình.

Quyền im lặng là quyền của một công dân khi công dân đó bị cơ quan điều tra của bộ máy cầm quyền đưa ra tòa thì cá nhân đó có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào của cơ quan điều tra dính dáng đến cá nhân bị kết tội. Cơ quan điều tra muốn kết tội bất cứ cá nhân nào thì phải tìm bằng chứng, lời nói từ những cá nhân khác chứ không thể bắt buộc cá nhân bị cáo trả lời những câu hỏi mà những câu hỏi đó có thể làm hại đến bản thân của bị cáo vì không hiểu rõ luật.

Trong những cuộc lựa chọn bồi thẩm đoàn cho vụ kiện hình sự, luật sư của cả hai bên và luôn cả vị thẩm phán luôn luôn nhắc nhớ các bồi thẩm đoàn tương lai là bị cáo có quyền im lặng và cái quyền im lặng đó không có nghĩa là bị cáo có tội -- mà là vì một lý do nào đó, bị cáo không muốn đứng trước tòa để luật sư chất vấn trước mặt các bồi thẩm đoàn vì sự trả lời của bị cáo có thể dùng để kết tội chính đương sự.

Quyền im lặng chỉ áp dụng cho những người bị kết tội nhưng những người không bị kết tội hay còn gọi là nhân chứng thì không có quyền này. Là một công dân phải có trách nhiệm trong việc hợp tác với cơ quan điều tra hầu tìm ra sự thật trong việc điều tra những tội ác xảy ra trong xã hội. Chính quyền sẽ không hoàn thành nhiệm vụ nếu không có sự hợp tác từ người dân, đặc biệt là nhân chứng cho những vụ phạm pháp. Nhân chứng cho vụ án cần phải được luật pháp bảo đảm để không bị hành hung từ bị cáo thì lúc đó nhân chứng mới đủ an tâm để hợp tác với cơ quan điều tra.

Nếu nhân chứng cũng là tội phạm trong vụ án mà cơ quan điều tra chưa biết thì nhân chứng có quyền sử dụng Quyền Im Lặng này. Bất cứ nhân chứng nào sử dụng quyền im lặng thì cơ quan điều tra phải có trách nhiệm điều tra từ những nguồn khác trước khi có đầy đủ bằng chứng để kết tội nhân chứng là tội phạm thứ hai trong vụ án.

Quyền Tự Do Ngôn Luận

Ngay từ thời Con Người xuất hiện trên trái đất này, quyền tự do ngôn luận đã xuất hiện từ đó. Cho dù một người câm không nói được, hoặc Con Người thời nguyên thủy chưa có tiếng nói mà chỉ trao đổi qua dấu hiệu, ký hiệu; sự trao đổi qua ký hiệu này nói lên cái quyền tự do ngôn luận của Con Người đã có ngay thời có sự xuất hiện của Con Người trên trái đất này.

Tự do ngôn luận không nhất thiết là phát biểu ý kiến của chính mình bởi nếu là người câm thì làm sao họ có thể phát biểu ý kiến. Vậy thì quyền tự do ngôn luận phải được hiểu ở một dạng rộng, tổng thể -- nghĩa là bất cứ cá nhân nào sống trên trái đất này đều có quyền tự do ngôn luận bằng phát biểu ý kiến qua lời nói, chữ viết, hoặc hành động biểu tình để bày tỏ quan điểm của mình cho một vấn đề nào đó mình quan tâm trong đời sống của xã hội. Chính quyền tự do ngôn luận này đã làm thay đổi xã hội Con Người ngày càng được tiến hóa hơn, hướng thượng hơn.

Chính quyền tự do ngôn luận này, xã hội loài người thấy những cái bất công trong cuộc sống; những phong tục, tập quán bất công từ cha ông để lại và từ đó xã hội hiện tại đòi hỏi thay đổi để tạo ra một xã hội công bằng hơn, hướng thiện hơn.

Hãy lấy thí dụ câu nói “trai năm thê bảy thiếp, gái vỏn vẹn một chồng”. Chính cái quyền tự do ngôn luận mà Con Người của thời đại 2023 cho rằng câu nói trên đã không còn hợp thời; câu nói trên đã đi ngược lại cái đạo lý một vợ, một chồng. Chính quyền tự do ngôn luận này đã tạo ra những cuộc thảo luận để tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề mà thời đại trước đó đã chưa hiểu rõ -- để rồi những luật lệ, phong tục đi ngược lại Nhân Bản Cương Thường của Con Người cần phải thay đổi cho phù hợp với thực tế của thời đại.

Vậy thì bộ luật 258 của nhà cầm quyền Việt Nam để giam những người bất đồng chính kiến là đi ngược lại Nhân Bản Cương Thường. Câu hỏi được đặt ra là thế nào gọi là lợi dụng quyền tự do ngôn luận?

Để trả lời câu hỏi này cần phải nhìn vào thực tế cá nhân phát biểu những điều gì. Nếu cá nhân nào nói lên sự thật của xã hội, nói lên cách làm việc vô trách nhiệm của bộ máy cầm quyền và kêu gọi mọi người cùng lên tiếng thì cá nhân đó đã sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng chỗ chứ không phải vi phạm quyền tự do ngôn luận. Khi cá nhân phát biểu ý kiến để xây dựng một xã hội lành mạnh, dựa vào thực tế thối nát của xã hội hiện tại để kêu gọi mọi người cùng lên tiếng thay đổi -- thì không thể nào gọi là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Trái lại chính nhà cầm quyền VN đã vi phạm quyền tự do ngôn luận khi họ ra bộ luật 258; chính tòa án tại VN đã vi phạm quyền tự do ngôn luận khi chính họ dựa vào luật đó để bỏ tù những cá nhân sử dụng quyền tự do ngôn luận đã có từ thời nguyên thủy của loài người.

Bất cứ cá nhân nào nằm trong vị trí cầm quyền thì cá nhân đó phải chịu sự phán xét, phê bình của người dân trên cái trách nhiệm mà cá nhân đó nhận lãnh. Sự phán xét, phê bình có thể diễn tả qua nhiều hình thức như là biểu tình trước trụ sở làm việc; hoặc dựa vào câu nói, việc làm của cá nhân cầm quyền để diễu cợt làm cho mọi người cười; hoặc tố cáo những hành động tham nhũng của từng cá nhân trong bộ máy cầm quyền. Đây không phải là vi phạm quyền tự do ngôn luận mà là sử dụng quyền tự do ngôn luận để xã hội có một bộ máy cầm quyền làm việc rõ ràng, minh bạch, chịu trách nhiệm trước dân chúng.

Những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận để nói láo, vu khống, xuyên tạc, bôi xấu người khác mà không có chứng cớ thì đã đi quá giới hạn của quyền tự do ngôn luận. Trong trường hợp này, cá nhân bị bôi xấu có quyền thưa kiện người bôi xấu mình nếu sự bôi xấu đó có ảnh hưởng đến sự sinh hoạt kinh tế trong đời sống của chính mình. Còn như nếu sự bôi xấu không ảnh hưởng đến kinh tế của chính mình thì cá nhân bị bôi xấu sử dụng quyền tự do ngôn luận thanh minh những điều không thật về mình cho mọi người hiểu rõ.

Những ai sử dụng quyền tự do để kêu gọi người khác hãm hại cá nhân khác, cướp tài sản của người khác, hoặc gây khích động từ những cá nhân khác tức là những cá nhân đó đã vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Tự do ngôn luận để trao đổi, học hỏi, làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, thăng tiến hơn. Những khích động để tạo ra bất ổn trong xã hội là điều không thể chấp nhận. Cần phải phân tích rõ sự bất ổn trong xã hội là gì. Khi một bộ máy cầm quyền độc tài, đàn áp dân chúng, giết người giữa ban ngày tại đồn công an và người dân biểu tình đòi hỏi sự minh bạch, có trách nhiệm của bộ máy cầm quyền thì người dân hoàn toàn không hề tạo sự bất an cho xã hội, trái lại người dân đóng góp tiếng nói của mình vào việc xây dựng một xã hội, một bộ máy cầm quyền có trách nhiệm hơn.

Cần phải xác định rõ là hiến pháp của Hoa Kỳ công nhận quyền tự do ngôn luận và chính quyền không có quyền đưa ra luật để cấm quyền này. Tuy nhiên nếu là công ty thì công ty có quyền giới hạn quyền tự do ngôn luận này vì nhiều lý do. Cho nên khi các mạng xã hội ngăn cấm Trump và một số nhân vật khác sử dụng mạng xã hội thì đây hoàn toàn không hề vi phạm hiến pháp. Ai đó sử dụng mạng xã hội do tư nhân lập ra thì phải theo đúng luật lệ họ đặt ra.

Quyền tự do ngôn luận của các nhân vật thuộc dạng quần chúng (những cá nhân lớn nằm trong bộ máy cầm quyền, những cá nhân có danh tiếng trong xã hội hay ảnh hưởng đến mạng xã hội, những cá nhân làm công việc truyền thông, hay những cá nhân gọi là chuyên nghiệp v.v…)  cũng cần phải xét lại bởi nếu một cá nhân, trong phạm vi của một buổi tiệc, có thể nói một điều nào đó sai sự thật thì kết quả có thể không thiệt hại nhiều. Nhưng một cá nhân của quần chúng, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để nói những điều không thật (biết là không thật hoặc không có bằng chứng để xác nhận là sự thật) thì sẽ tạo ra nguy hiểm rất lớn cho xã hội.

Hình ảnh bạo loạn tại căn nhà Quốc Hội, với mục đích lật đổ kết quả bầu cử năm 2020 bởi những lời tuyên truyền của Trump là bầu cử có gian lận -- là thí dụ điển hình của nhân vật dạng quần chúng sử dụng quyền tự do ngôn luận qua sự nói dối, nói sai sự thật đã tạo ra sự bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng đến sinh mạng và nền dân chủ của quốc gia. Cần phải có bộ luật để trừng phạt những cá nhân lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tạo ra sự bất ổn trong xã hội.

Qua sự kiện bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021, cơ quan điều tra đặc biệt của Bộ Tư Pháp đã truy tố Trump về tội lật đổ cơ chế dân chủ đã được hình thành trên 200 năm -- không phải qua lời nói dối của kết quả bầu cử của Trump mà qua hành động để thay đổi kết quả bầu cử với sự hợp tác của vài cá nhân thân cận với Trump để làm áp lực các tiểu bang và Mike Pence, hầu thay đổi kết quả bầu cử 2020. Đến giờ phút này Trump vẫn cho rằng bầu cử năm 2020 là gian lận mà chính trong thâm tâm của Trump biết rằng điều ông nói với công chúng là giả dối nhưng ông vẫn nói bởi đấy là con người thật của Trump: lợi dụng kẽ hở của luật pháp để đạt quyền lợi cá nhân, sẵn sàng gian dối để chạy trốn tội khi vi phạm và bị bắt quả tang trong việc lưu trữ tài liệu mật sau khi rời khỏi chức vụ Tổng Thống.

Một Việt Nam tương lai cần phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận nhưng đồng thời có những luật lệ để tránh các vị đại diện dân cử, các vị có chức quyền và tiếng tâm trong xã hội nói dối, làm hại đến xã hội thì trường hợp này là lạm dụng quyền tự do ngôn luận, sẽ bị trừng phạt thật nặng để làm tấm gương cho người khác.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)

Nguồn: https://nganlau.com/2024/04/01/nhan-ban-cuong-thuong-quyen-im-lang-tu-do-ngon-luan/

 

 

Nhân Bản Cương Thường: Tự Do Hội Họp, Biểu Tình và Truyền Thông

 

Quyền Tự Do Hội Họp và biểu tình

Tự do ngôn luận được thực hiện qua nhiều hình thức mà quyền được hội họp cũng như biểu tình là một trong những hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Bất cứ cá nhân nào cũng có quyền kêu gọi một buổi hội họp với bất cứ ai đó để bàn thảo một vấn đề nào đó mà nhóm người đó quan tâm. Địa điểm buổi họp có thể là tư nhân hoặc công cộng. Những buổi họp đó vẫn phải nằm trong vị thế không làm phiền những cá nhân khác ở chung quanh. Một buổi họp mà mọi người gây ồn ào sau 10 giờ tối thì đã làm ảnh hưởng đến người khác.

Biểu tình là sự kêu gọi số đông tập hợp lại tại một địa điểm nào đó để phản ảnh (ủng hộ hay chống đối) một chính sách nào đó. Đây cũng là một áp lực trực tiếp vào chính sách của quốc gia trên mặt quần chúng để những người lãnh đạo cần phải quan tâm, đáp ứng hoặc sửa đổi cho phù hợp với nguyện vọng của số đông; hoặc đáp ứng sự công bằng cho xã hội hay một nhóm tiểu số trong xã hội.

Vì có sự tập trung của số đông cho nên cần phải có giấy phép từ cơ cấu địa phương để cơ cấu địa phương thực hiện chuyện bảo vệ an ninh cho những người tham dự vào cuộc biểu tình. Cơ cấu địa phương không thể nào dùng cái quyền cấp giấy phép để ngăn cản cuộc biểu tình. Giấy phép chỉ là hình thức thông báo để cơ cấu địa phương đưa người đến giữ an ninh, trật tự cho những người tham dự cuộc biểu tình; hoặc đóng một vài đường để người dân có thể thực hiện cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố nếu người tổ chức biểu tình có yêu cầu đóng một số đường.

Quyền được biểu tình phải luôn luôn đi kèm với tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân sống trong xã hội đó. Bất cứ sự tập hợp số đông thực hiện chuyện biểu tình không thể nào vì sự tập hợp đó làm cản trở sinh hoạt của xã hội. Vụ biểu tình của những người lái xe vận tải 18 bánh ở Canada đã đi quá phạm vi của quyền biểu tình bởi họ đã làm cản trở lưu thông trên cây cầu vận chuyển hàng hóa từ Canada qua Mỹ hay từ Mỹ qua Canada hơn một tuần lễ. Chưa kể họ làm cản trở cuộc sống của người dân ở một số địa phương bởi sự hiện diện của xe vận tải với nhiều ngày liên tiếp từ sáng đến tối.

Hình ảnh bạo loạn tại Quốc Hội Mỹ trong ngày 6 tháng 1 năm 2021, có người lý luận rằng họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình. Tuy nhiên khi thực hiện hai quyền trên mà trở thành bạo động, đập phá tài sản của người khác, hoặc làm cản trở sinh hoạt của đời sống xã hội thì họ đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận và biểu tình.

Cá nhân A có thể đứng trước địa điểm của Quốc Hội để biểu tình từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày khác nhưng A phải tôn trọng luật lệ đường xá và không thể nào tự tiện vào trong căn nhà Quốc Hội, phá vòng đai của nhân viên bảo vệ để tự cho mình cái quyền biểu tình mà không quan tâm đến những người khác thì rõ ràng A thực hiện quyền tự do nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm. A cũng không thể nào tự tiện làm cản trở lưu thông khi mà cơ quan công lực yêu cầu không được xuống đường làm cản trở lưu thông.

Khi số người đông với vài ngàn người tập trung để biểu tình thì cơ cấu địa phương ngoài chuyện bảo vệ an ninh mà còn tạo điều kiện như đóng đường để số đông có thể thực hiện chuyện biểu tình trong ngày. Con số người biểu tình là bao nhiêu để cần xin giấy phép là chuyện những người trong cơ cấu điều hành quốc gia phải bàn thảo để tránh chuyện giấy phép là một trở ngại hành chính cho một số nhỏ vài trăm người.

Quyền tự do truyền thông

Nguyên thủy của loài người chưa có chữ viết. Khi chữ viết được hình thành, con người dùng chữ viết trao đổi với những người khác. Để sử dụng quyền tự do ngôn luận được rộng rãi, con người sáng lập ra báo chí, phát thanh, và truyền hình để truyền đạt đến nhiều người. Quyền tự do truyền thông chỉ xuất hiện khi con người phát hiện ra lợi ích của nó đối với xã hội. Chính nhờ truyền thông mà sự hiểu biết của con người được mở rộng hơn; tình thương của con người gia tăng hơn; sự ngăn cách về mặt địa lý, thời gian và không gian đã không còn là trở ngại để mọi người có thể hiểu nhau, thông cảm với nhau qua những phương tiện truyền thông đại chúng.

Ở những quốc gia dân chủ người ta ví von giới truyền thông là đệ tứ quyền. Có nghĩa là ngoài cái cơ chế tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp, tư pháp) thì giới truyền thông đóng vai trò kiểm soát ba cơ quan của chính quyền. Tất cả những vụ tham nhũng, vi phạm luật pháp, che giấu những việc làm phi pháp của người cầm quyền, lạm dụng quyền hành trong lúc thi hành công vụ đều bị các cơ quan báo chí vạch ra cho công luận thấy rõ vấn đề. Từ đó dân chúng đòi hỏi sự minh bạch, sự công bằng trong cơ cấu chính quyền, bắt chính quyền phải chịu trách nhiệm trước những sai trái của chính bộ máy cầm quyền tạo ra.

Quyền tự do truyền thông là các cơ quan truyền thông làm việc độc lập, không có nhiệm vụ tuyên truyền cho chính quyền và sẵn sàng đi tù khi cơ quan an ninh quốc gia đòi hỏi phóng viên phải đưa ra nguồn tài liệu có từ đâu. Đối với người làm truyền thông, việc giữ bí mật những nguồn tin mình có được phải thực hiện bởi nếu không giữ bí mật, những người bên trong các cơ quan chính quyền, các công ty sẽ không dám tố cáo những vi phạm luật pháp bởi vì sợ bị trả thù bằng hình thức rất là hợp pháp.

Chính vì thế mà đã từng có những người làm báo sẵn sàng đi tù thay vì chọn thái độ nói cho cơ quan điều tra biết ai cung cấp tài liệu. Đây chính là đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật, bảo vệ người đưa tin cho người làm truyền thông. Bất cứ cơ quan truyền thông nào làm việc bị sức ép của bộ máy cầm quyền, phải nói theo điều đảng cầm quyền muốn, phải nói sai sự thật để tờ báo, đài phát thanh, truyền hình được tồn tại thì quyền tự do truyền thông đó đã bị cướp đi, bộ máy cầm quyền đó đã vi phạm Nhân Bản Cương Thường và cơ quan truyền thông đó đã không làm đúng trách nhiệm, đạo đức của người làm truyền thông.

Quyền tự do truyền thông có nghĩa là bất cứ cá nhân nào cũng có thể ra một tờ báo, một đài phát thanh, một đài truyền hình để chuyển tải sự thật hoặc chuyển tải chuyện không thật bị nhà cầm quyền ém nhẹm. Trong sự cạnh tranh giữa các cơ quan truyền thông, ai nói sai sự thật sẽ bị lật tẩy từ một cơ quan truyền thông khác và nếu người dân có đủ trình độ hiểu biết, sẽ tẩy chay cơ quan truyền thông nói sai sự thật.

Cần phải nhìn rõ vấn đề trong sự so sánh về con số trong giới truyền thông. Các nước độc tài, đặc biệt là nhà cầm quyền Việt Nam, họ cho rằng họ có quyền tự do truyền thông bởi họ có 849 báo và tạp chí; 67 đài phát thanh và truyền hình; 195 báo điện tử. Với hơn một ngàn cơ quan truyền thông mà chỉ nói theo một luận điệu của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn muốn thì đó không phải là quyền tự do truyền thông. Đó chính là độc tài truyền thông để tuyên truyền chủ trương của đãng cầm quyền; mục đích của báo chí, truyền thanh, truyền hình là để phục vụ bộ máy cầm quyền. 

Ngược lại nếu một quốc gia chỉ có một tờ báo duy nhất, hoặc một đài truyền hình duy nhất nhưng nếu tờ báo đó, đài truyền hình đó có toàn quyền muốn đi bất cứ bản tin nào để nói lên sự thật của xã hội, của cơ chế cầm quyền, của bất cứ vấn đề nào trong xã hội mà không sợ phải đi tù thì cho dù chỉ là một tờ báo duy nhất, đất nước đó vẫn có quyền tự do truyền thông.

Con số bao nhiêu báo đài sẽ không nói lên được đất nước đó có quyền tự do truyền thông hay không. Phải nhìn vào bản chất của các cơ quan truyền thông là họ phục vụ ai, họ thực hiện nhiệm vụ truyền thông hay nhiệm vụ tuyên truyền. Nếu họ phục vụ đảng cầm quyền, đặt tuyên truyền là chủ trương chính -- thì rõ ràng họ đã bán đi cái quyền tự do truyền thông của chính họ và đất nước đó không có quyền tự do truyền thông, đi ngược lại Nhân Bản Cương Thường.

Tại Hoa Kỳ giới truyền thông đã bị các nhà tư bản mua cho nên thông tin của các đài truyền thông lớn của Hoa Kỳ cần phải xét lại mục tiêu, chủ đích đưa tin của họ là gì.

Hình ảnh những người làm truyền thông của đài Fox, không tin vào những lời nói, lý luận, dẫn chứng của người ủng hộ Trump trên vấn đề bầu cử có gian lận. Tuy nhiên, vì không muốn làm thính giả bỏ đài Fox (quyền lợi kinh tế), họ tiếp tục tung tin giả cho rằng bầu cử có gian lận bằng cách mời những cá nhân có cùng quan điểm để tiếp tục tuyên truyền là bầu cử có gian lận. Họ tiếp tục tuyên truyền tin tức không có thật mà chính bản thân họ không tin nhưng vẫn tuyên truyền với thính giả của họ.

Khi bị công ty Dominion thưa kiện trong việc bôi nhọ danh tính của công ty trong mùa bầu cử 2020 (công ty này bán máy cho các cơ quan điều hành bầu cử) thì luật sư đài Fox dùng quyền tự do ngôn luận, báo chí, truyền thông để biện luận cho sự việc thông tin sai trái này. Đây là một vụ án rất quan trọng đối với một cơ quan truyền thông bởi nếu đài Fox thắng kiện thì cơ quan truyền thông đã không còn có giá trị trên lãnh vực thông tin vì họ sẵn sàng đưa tin giả mà không chịu trách nhiệm trước những thông tin giả đó.

Cuộc thưa kiện giữa công ty Dominion và Fox đã được giải quyết không phải bằng tòa án mà bằng sự thương lượng. Đài Fox phải bồi thường công ty Dominion giá 787 triệu. Đây là giá trả bằng tiền cho sự nói dối sai sự thật nhằm bôi nhọ uy tín của một công ty hay cá nhân nào đó. Giá trả của sự nói dối của công ty Fox không ngừng ở đó mà sẽ làm cho người dân mất tin tưởng vào hệ thống bầu cử bởi từ sự nói dối tạo ra sự nghi ngờ của một số người dân về hệ thống bầu cử. Chưa kể những cá nhân nói dối qua hệ thống truyền thông, những người chủ trương nói dối của công ty đã không hề chịu trách nhiệm trước việc làm của họ.

Hình ảnh Tucker Carlson, người làm chương trình ở đài Fox, dùng những đoạn thu hình trong ngày bạo loạn ở tại Quốc Hội 6 tháng 1 năm 2021 để cho rằng ngày đó không hề có bạo loạn thì chính Tucker Carlson đã xem thường sự kiện bạo loạn đó. Dùng một vài hình ảnh ôn hòa trong ngày đó tại Quốc Hội để nhận định ngày đó không bạo loạn là một sự nhận định thiếu sự thật, một sự nhận định điều hướng dư luận giống như các nhà cầm quyền độc tài.

Với một Việt Nam tương lai, sự dàn xếp giữa hai công ty về sự tuyên truyền sai với sự thật vẫn chưa đủ mà cần phải bị trừng phạt bởi chính quyền -- thu lại giấy phép làm truyền thông để làm bài học cho các công ty truyền thông là phải có đạo đức trong nghề nghiệp, phải luôn luôn tôn trọng sự thật cho dù sự thật đó làm nhiều người đau lòng. Những cá nhân làm truyền thông mà điều hướng dư luận như việc làm của Tucker Carlson ở đài Fox sẽ phải bị luật pháp trừng phạt vì người làm chương trình đã không đủ khả năng nhìn vấn đề ở dạng tổng thể -- mà muốn nhìn vấn đề ở một góc cạnh nhỏ, tuy thật nhưng không nói lên được sự thật nghiêm trọng của ngày bạo loạn 6 tháng 1 năm 2021, một góc cạnh lớn ảnh hưởng đến nền dân chủ. Không thể nào dùng hình ảnh ôn hòa trong ngày đó ở một góc của căn nhà Quốc Hội để rồi cho rằng bạo loạn không hề xảy ra thì là một sự tuyên truyền trắng trợn, chối bỏ sự thật của ngày bạo loạn, chối bỏ sự nguy hiểm của sự kiện ngày đó với nền dân chủ và hệ thống bầu cử hình thành trên 200 năm qua.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)

Nguồn: https://nganlau.com/2024/04/01/nhan-ban-cuong-thuong-tu-do-hoi-hop-bieu-tinh-va-truyen-thong/

 

 

Nhân Bản Cương Thường: Tín Ngưỡng & Hội Đoàn

 

Quyền tự do tín ngưỡng

Nhiều người cho rằng tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng bởi chùa, nhà thờ ở khắp mọi nơi. Một lần nữa, con số chùa, nhà thờ nhiều không có nghĩa là VN có quyền tự do tín ngưỡng.

Khi các vị tu sĩ đi tù thì tự do tín ngưỡng không bao giờ có. Khi mà Quốc Hội Việt Nam có sự xuất hiện của giới tu trong Quốc Hội thì tôn giáo VN đã trở thành cánh tay dài của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn chứ không phải là một tôn giáo thuần túy. Mà đã là cánh tay dài của đãng thì phải truyền đạo theo sự hướng dẫn của đãng. Đi ngược lại chủ trương của đãng thì sẽ bị trù dập, bỏ tù.

Khi mà các tín đồ hội họp để làm lễ tưởng niệm các vị lãnh đạo tôn giáo và bị cơ quan chính quyền tìm cách phá hoại, ngăn cản thì VN không bao giờ có tự do tín ngưỡng.

Tự do tín ngưỡng là bất cứ cá nhân nào, tín đồ hay tu sĩ, đều có quyền đi thuyết giáo ở bất cứ nơi đâu.  Tự do tín ngưỡng là ở những chỗ trang nghiêm của giới tu hành mục đích để tín đồ đến thực hiện tín ngưỡng của mình chứ không phải là nơi công an chìm, nổi vào lắng nghe rồi buộc tội bất cứ ai đó. Tự do tín ngưỡng phải được bảo vệ và tôn trọng trong đó gồm cả những cơ sở tín ngưỡng, không thể nào cướp giựt tài sản của các cơ sở tín ngưỡng dù mang danh nghĩa gì.

Tự do tín ngưỡng tức là nhà cầm quyền hoàn toàn không dính dáng đến các cơ sở tôn giáo bởi một bên là cầm quyền, một bên là giúp đỡ tinh thần cho tín đồ. Cả hai không thể nào nhập nhằng bởi sẽ dẫn đến tình trạng nhà cầm quyền tôn vinh một tôn giáo nào đó, hoặc nâng đỡ một tôn giáo nào đó. Nhà cầm quyền cần phải đứng ra khỏi sinh hoạt của tôn giáo và để các tôn giáo tự do hoạt động trong phạm vi truyền bá đạo nhằm tạo ra một xã hội nhân bản hơn, thương yêu đồng loại hơn.

Tiếc rằng nhà cầm quyền csvn luôn luôn tìm đủ mọi cách để xâm nhập vào mọi tầng lớp sinh hoạt của người dân để kiểm soát, bắt bớ, đàn áp khi những điều giảng dạy của các vị tu sĩ không làm hài lòng các cơ quan cầm quyền. Cho nên quyền tự do tín ngưỡng tại VN hoàn toàn không có và chính điều này đã đưa đạo đức xã hội xuống cấp thấp như loài cầm thú.

Khi nói đến quyền tự do tín ngưỡng thì cần phải đặt vấn đề với những đạo giáo mang tính tà giáo. Ngay cả những vị lãnh đạo tôn giáo sách nhiễu tình dục với trẻ vị thành niên được tôn giáo che chở thì cần phải có luật pháp để trừng phạt nặng nề với những nhóm mang tính tà giáo hoặc các vị lãnh đạo tôn giáo lợi dụng vị thế để sách nhiễu tình dục với trẻ vị thành niên.

Trong thời đại 2000s con người phải xét lại vai trò của tôn giáo có còn thích hợp trong đời sống xã hội văn minh hay không. Tôn giáo được đặt ra để giải thích các hiện tượng mà con người không có giải đáp. Từ đó con người bị lệ thuộc vào tôn giáo lâu ngày nên mất đi ý thức tự chủ và bị giới lãnh đạo tôn giáo lợi dụng. Chiến tranh tôn giáo cũng từ đó phát sinh.

Giá trị đạo đức của tôn giáo cần phải đánh giá lại khi chính giới lãnh đạo tôn giáo vi phạm luân lý, giáo điều mà người sáng lập đã đặt ra. Nếu thời cổ xưa mà có người tu dưỡng để đạt đạo thì ngày nay con người cũng có thể tự tu học để đạt đạo. Sự ỷ lại vào tôn giáo từ mỗi cá nhân cũng như sự lợi dụng của giới lãnh đạo đã chấm dứt vai trò của tôn giáo thời đại 2000s. Nếu đã gọi là nhân chủ (tự chủ) dân chủ thì không còn tôn giáo vì tôn giáo chỉ dẫn đến sự lệ thuộc, mù quáng.

Nền hòa bình thế giới cũng bị đe dọa khi hai nước cộng hòa có tôn giáo khác biệt. Tôn giáo nào cũng nói điều tốt đẹp nhưng lại chống phá tôn giáo khác để vượt trội thì không thể có hòa bình cho nhân loại.

Chuyện tín ngưỡng là chuyện của mỗi cá nhân. Quyết định tham gia vào cơ cấu tôn giáo cũng là quyết định cá nhân mà không một cá nhân nào, chính quyền nào cấm đoán dù với bất cứ hình thức nào.

Quyền tự do thành lập hội đoàn

Nhìn về lịch sử của loài người, Con Người trải qua nhiều thời kỳ và từ những trải nghiệm của mỗi thời kỳ, Con Người rút ra được bài học để áp dụng vào thực tế tốt hơn nhằm mục đích nâng cao mức sống, nâng cao tri thức của Con Người.

Sự tự nguyện ngồi lại với nhau để lập thành một bộ lạc; để giải quyết nhu cầu ăn-mặc, chỗ ở ngay từ nguyên thủy loài người đã cho thấy rằng cái quyền tự do thành lập hội đoàn đã xuất hiện từ đó. Một bộ lạc ví như là một hội đoàn. Nhiều bộ lạc phối hợp lại với nhau để tạo thành đơn vị xã, huyện, thành phố, tỉnh và sau cùng là quốc gia.

Với sự tiến bộ của thế giới hiện nay, với sự phức tạp trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội cũng như bộ máy cầm quyền, quyền tự do thành lập hội đoàn càng quan trọng và giải quyết được nhiều vấn đề nhằm giúp đỡ bộ máy cầm quyền, giảm bớt gánh nặng của bộ máy cầm quyền trong việc điều hành sinh hoạt của xã hội.

Ở các quốc gia dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự đã đóng một vai trò rất là quan trọng trong sinh hoạt của xã hội. Các hội đoàn như hiệp hội các luật sư, y sĩ, kế toán, khoa học, giới truyền thông đã tạo ra một môi trường cho các cá nhân trong ngành nghề trao đổi nghề nghiệp, kinh nghiệm; đồng thời đưa ra một tiêu chuẩn của đạo đức nghề nghiệp để những đồng nghiệp không vi phạm và đồng thời tạo uy tín cho ngành nghề của chính mình với xã hội mà mình phục vụ.

Các tổ chức bất vụ lợi được hình thành cho những công việc như văn hóa, khuyến học, môi sinh, giúp đỡ người già yếu, giúp đỡ những tù nhân bị án oan, giúp đỡ những người vô gia cư, giúp đỡ những cựu chiến binh bị tàn tật, giúp đỡ những gia đình nghèo thiếu thức ăn, giúp đỡ y tế cho những trẻ em bị bệnh lúc bẩm sinh v.v… đã góp công kiến tạo một xã hội nhân bản hơn, chứ không phải là một xã hội mạnh được yếu thua. Những vấn nạn của xã hội, cho dù một cường quốc như Hoa Kỳ, bộ máy cầm quyền không thể nào giải quyết được mà cần sự giúp đỡ của các hội đoàn xã hội dân sự.

Hình ảnh những người dân, những tổ chức xã hội dân sự tự giúp với nhau trong cơn bão Harvey đánh vào Texas mà thành phố Houston bị nặng nhất bởi do mưa, lụt. Bộ máy chính quyền tiểu bang lẫn bộ máy chính quyền liên bang vẫn không có đủ nhân lực để thực hiện cứu người trước cơn lụt xảy ra ở một diện rộng lớn. Chính những cá nhân, những tổ chức xã hội dân sự bất vụ lợi đã thực hiện chuyện cứu người và cung cấp thực phẩm, thức uống, nơi cư trú tạm thời cho những nạn nhân tránh lũ lụt.

Lợi ích của các tổ chức xã hội dân sự là những tổ chức này sống tại địa phương mình cư ngụ và thấy được những cần thiết của xã hội, từ đó họ biết cách để vận động số đông quần chúng địa phương để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà bộ máy nhà nước không thực hiện được vì một lý do nào đó. Đây là những tổ chức làm việc dựa trên thực tế địa phương nhằm mục đích phục vụ những thành phần sống trong xã hội trên một lãnh vực hay nhiều lãnh vực tùy theo khả năng của mỗi tổ chức xã hội dân sự. Thông thường mỗi tổ chức xã hội dân sự chỉ chuyên về một vấn đề của xã hội mà xã hội thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cho nên quyền tự do thành lập hội đoàn là quyền rất cần thiết cho xã hội và những thành viên sống trong xã hội đó.

Tại Việt Nam cũng có những tổ chức xã hội dân sự được xếp vào hai loại khác nhau. Loại có giấy phép tức là loại xã hội dân sự của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất) csvn và xã hội dân sự không chính thức không có giấy phép hoặc không được sự tài trợ của bộ máy cầm quyền đãng csvn. Các tổ chức xã hội dân sự không có giấy phép hoặc không được sự ủng hộ của nhà cầm quyền VN thường bị trù dập và nhà cầm quyền VN tìm đủ mọi cách theo dõi, đàn áp những cá nhân có ý định thành lập tổ chức xã hội dân sự đi ra ngoài sự kiểm soát của đãng csvn. Các tổ chức xã hội dân sự của đãng mục đích là để lừa quốc tế, tham dự các sinh hoạt xã hội dân sự của quốc tế với danh nghĩa là tổ chức xã hội phi chính phủ nhưng thực chất là bàn tay nối dài của đãng cầm quyền, đồng thời để kiểm soát quần chúng, phục vụ lợi ích của đãng cầm quyền. Ngày nào các tổ chức xã hội dân sự vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền thì đất nước đó hoàn toàn không có quyền tự do thành lập hội đoàn và đi ngược lại Nhân Bản Cương Thường.

Cơ cấu chính phủ có quyền tài trợ các tổ chức xã hội về mặt tài chính với mục tiêu đặt ra trong điều kiện cung cấp tài chính cho các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức chính phủ không thể nào vì sự tài trợ tài chính để làm áp lực để các tổ chức xã hội dân sự không còn độc lập. Sự độc lập của các tổ chức xã hội cần phải có để đạt được hiệu quả cao trong việc điều hành và giúp đỡ xã hội.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)

Nguồn: https://nganlau.com/2024/04/15/nhan-ban-cuong-thuong-tin-nguong-hoi-doan/

 

 

Nhân Bản Cương Thường: Đi Lại, Riêng Tư, Quyết Định

 

Quyền tự do đi lại

Cái thời con người sống bằng săn bắt đã chấm dứt. Nhưng nếu nhìn vào thời đại ấy, con người đi lại từ nơi này đến nơi khác để tìm thức ăn cho chính bản thân mình. Quyền tự do đi lại đã có ngay từ thời nguyên thủy của loài người.

Thời đại hôm nay, con người vẫn cần cái quyền tự do đi lại này để thực hiện các quyền tự do khác của chính mình. Muốn thành lập hội đoàn, cá nhân cần có quyền tự do đi lại khắp nơi để tìm người cùng chí hướng, để trao đổi ý kiến trước khi đồng ý thành lập một hội đoàn nào đó, cho một mục đích nào đó.

Tự do đi lại là cá nhân đó có quyền đi ra khỏi nhà, tham dự một cuộc biểu tình để thực hiện quyền tự do ngôn luận; phát biểu ý kiến của chính mình cho tất cả những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân cũng như sự sống còn của xã hội, làng xóm, quốc gia mình cư ngụ.

Tự do đi lại là cá nhân đó có thể đi du lịch ở bất cứ nơi nào trên đất nước mình cư ngụ, hoặc trên thế giới; hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận trong nước hoặc quốc tế mà không bị bất cứ ai ngăn cấm.

Không một cá nhân nào có thể thực hiện các quyền tự do khác mà thiếu đi quyền tự do đi lại. Cho nên quyền tự do đi lại đóng vai trò rất quan trọng để các cá nhân sống trong xã hội thực hiện các quyền tự do đã được quốc tế công nhận.

Quyền riêng tư

Mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều có quyền riêng tư của chính mình. Không một ai, cho dù là nhà cầm quyền, được phép theo dõi, nghe lén bất cứ cá nhân nào trong xã hội mà không được sự đồng ý của cá nhân đó, hoặc trát tòa.

Quyền riêng tư này áp dụng cho những cá nhân lên trên mạng, không một công ty nào, cá nhân nào, cơ quan nhà nước nào có quyền theo dõi thói quen tìm kiếm trên mạng của cá nhân hoặc tấn công vào những trang mạng xã hội của chính cá nhân đó.

Với thời đại điện toán hôm nay, các công ty lớn như google, facebook, yahoo, amazon v.v… thường có những phần mềm theo dõi sở thích của cá nhân tìm kiếm món hàng dựa vào địa chỉ mạng (IP address) và gửi những quảng cáo đến cá nhân đó mà không có sự đồng ý của cá nhân đó. Một nước Việt tương lai sẽ không cho phép các công ty theo dõi ý thích của người mua hàng mà không hỏi ý kiến của họ. Hành động dựa vào địa chỉ IP của mạng bởi người sử dụng mạng tìm kiếm món hàng nào đó và công ty theo dõi để gửi quảng cáo tức là đã vi phạm quyền riêng tư của người tiêu thụ, ngoại trừ chính người tiêu thụ đó chấp nhận cho công ty theo dõi những gì mình muốn mua. Tình trạng công ty gửi thư thông báo là họ có quyền tự động chia sẻ tin tức của khách hàng đến những công ty khác ngoại trừ khách hàng không đồng ý là hành động ăn cướp, ép buộc. Phải chấm dứt tình trạng công ty tự động chia sẻ những tin tức của người tiêu thụ ngoại trừ người tiêu thụ chấp nhận chuyện đó.

Ngoại trừ trường hợp cá nhân vi phạm luật pháp mà cơ quan điều tra cần theo dõi để lấy chứng cớ -- thì trong trường hợp này, cơ quan điều tra cần có trát tòa để theo dõi cá nhân hay một công ty, một nhóm người. Ngay cả trong trường hợp này, cơ quan điều tra đã có bằng chứng gián tiếp trước khi xin phép trát tòa để theo dõi bất cứ cá nhân nào, đoàn thể nào trong xã hội. Cơ quan điều tra không thể nào vì bất đồng ý kiến với một cá nhân nào đó để rồi xin trát tòa theo dõi, hoặc gài chứng cớ giả tạo để có trát tòa hầu thực hiện chuyện theo dõi cho mục đích riêng tư.

Bất cứ nhà cầm quyền nào luôn luôn theo dõi những người bất đồng chính kiến tức là nhà cầm quyền đó đã vi phạm Nhân Bản Cương Thường.

Quyền tự quyết định cho thân thể của mình

Thân thể của mỗi cá nhân là do chính quyết định của cá nhân đó mà không một ai, không một nhà cầm quyền nào có quyền đưa ra luật để giành lấy quyết định này của cá nhân ngoại trừ trường hợp quyết định của cá nhân ảnh hưởng đến sinh mạng của những người khác trong xã hội.

Sự tranh cãi trên vấn đề phá thai, chích ngừa hay mang khẩu trang mặt đã bị chính quyền hoặc các quan tòa giải quyết mà không nhìn vấn đề ở dạng tổng thể để đưa ra luật hoặc quyết định của tòa hoàn toàn sai trái.

Hãy nhìn vấn đề phá thai. Khi tòa án Tối Cao Pháp Viện của Hoa Kỳ đi ngược lại quyết định Roe v. Wade và giao quyền đó cho tiểu bang quyết định thì tòa án tối cao của Hoa Kỳ đã không nhìn vấn đề ở dạng tổng thể. Không thể nào một công dân sống tại tiểu bang A có quyền phá thai nhưng một công dân khác sống ở tiểu bang B không có quyền đó. Trách nhiệm của tòa án tối cao là nhìn vấn đề ở dạng tổng thể, toàn quốc khi vấn đề dính dáng đến quyền của Con Người. Tiếc rằng điều này đã không xảy ra ở tòa án tối cao để họ đi ngược lại quyết định của 50 năm trước. Tóa án tối cao của Hoa Kỳ vì quan niệm cá nhân trên lãnh vực tôn giáo, đã không nhìn quyền phá thai của người phụ nữ là quyền con người trái lại tòa án tối cao giao quyết định đó cho tiểu bang để rồi công dân Mỹ, tùy theo sống ở đâu, có được quyền phá thai hay không phá thai.

Bào thai nằm trong bụng của người phụ nữ. Bào thai đó sống được nhờ vào người phụ nữ mang thai. Bào thai đó chưa phải là một Con Người đúng nghĩa là tự mình thở. Cho nên khi cho rằng phá thai là giết đi một “Con Người” và từ đó vi phạm quyền tự do riêng tư, tự do quyết định thân thể của bản thân khi chính quyền đưa ra luật cấm phá thai. Hơn nữa hành động quyết định thân thể trong vụ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến xã hội, đến những người sống trong xã hội.

Trong khi vụ chích ngừa hoặc mang khẩu trang mặt, nếu cá nhân muốn thực hiện quyền tự do quyết định cho thân thể mình thì cá nhân đó phải tách biệt ra khỏi sinh hoạt của xã hội bởi vì nếu vẫn còn nằm trong sinh hoạt của xã hội thì chuyện không chích ngừa, không đeo khẩu trang mặt khi bệnh dịch lan tràn xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến những người khác. Chưa kể nếu cá nhân không mang khẩu trang mặt, không chích ngừa mà bị bệnh, vào nhà thương để trị thì làm ảnh hưởng đến những người khác mà dịch COVID là thí dụ điển hình, đã làm hệ thống y tế phải ngưng những vụ điều trị không khẩn cấp để dành chỗ cho những người trị bệnh COVID mà trong số đó, đa số là những người chống lệnh chích ngừa cũng như đeo khẩu trang mặt.

Quyền tự do quyết định thân thể của chính mình gồm cả quyền được chết bởi nếu xã hội quan tâm đến sự đau đớn của con chó, con mèo nên phải chích thuốc cho con vật đi sớm thay vì kéo dài sự đau đớn thì tại sao Con Người lại không có quyền được chết nếu cá nhân đó chọn quyết định cho chính bản thân mình.

Quyền tự quyết định cho thân thể luôn luôn đi kèm theo hệ thống y tế và hệ thống y tế của quốc gia phải tạo điều kiện để cho cá nhân có thể thực hiện quyền này nếu quyền này không làm ảnh hưởng đến xã hội, đến sinh mạng của những người sống trong xã hội ngoài trừ chính cá nhân chọn quyền này cho bản thân.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)

Nguồn: https://nganlau.com/2024/04/15/nhan-ban-cuong-thuong-di-lai-rieng-tu-quyet-dinh/

 

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Nhân Bản Cương Thường: Nhu Cầu Sinh Mệnh (Tự chủ) P1

 

Để giải quyết nhu cầu nhu yếu, Con Người phải tự làm chủ lấy mình, tự mình quyết định cho cuộc sống của chính mình và xã hội mình đang sống.

Nhìn về lịch sử của loài người kể từ khi Con Người xuất hiện trên trái đất này, Con Người luôn luôn tự làm chủ lấy chính mình ngay từ thời ăn lông ở lổ của loài người. Hành động làm chủ lấy chính mình tức là bản thân mình phải quyết định làm gì để tạo ra thức ăn; làm gì để đối chọi với thiên nhiên, với thú dữ; làm gì để tránh chuyện tài sản, con thú mình vừa săn về không bị người khác cướp giựt, không bị hư thối vì ăn không hết trong vài ngày.

Tất cả những vấn nạn mà chính Con Người thời nguyên thủy phải đối diện đã đưa họ đến quyết định hợp thành từng nhóm, từng đoàn, từng bộ lạc để giải quyết những khó khăn mà một cá nhân không thể nào giải quyết được. Để tránh thịt một con thú không bị hư hại, họ đồng ý cùng nhau chia sẻ con thú để mọi người đều có thức ăn, mọi người đạt được nhu cầu nhu yếu tối thiểu đó là cái ăn. Trong cái chia sẻ này họ đã thực hiện hành động quan hệ hữu tương giữa cá nhân với tập thể để tất cả mọi người cùng tiến hóa, đạt được nhu cầu ăn cho tất cả mọi người mà không phí phạm thức ăn.

Để đối chọi lại với thiên nhiên, chẳng hạn như làm sao săn bắt một con thú lớn, mạnh hơn cá nhân, họ kết hợp với nhiều người khác -- cùng nhau săn thú nhằm tạo thức ăn cho tất cả những người trong cùng một nhóm, một bộ lạc. Tinh thần đùm bọc lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau để cuộc sống của mọi người thăng hoa đã có từ khi Con Người xuất hiện trên trái đất này.

Để tránh những cá nhân mạnh, những nhóm khác, những bộ lạc khác cướp lấy tài sản con thú mình vừa săn, họ cùng nhau kết hợp lại thành một nhóm riêng, một bộ lạc riêng nhằm bảo vệ lẫn nhau, tạo cuộc sống cho chính thành viên trong nhóm đó, bộ lạc đó được an toàn hơn. Đây là tinh thần tự vệ của cá nhân, của bộ lạc, đối với sự xâm chiếm của người ngoại tộc. Tinh thần tự vệ này khởi đầu từ chính bản thân của mỗi người, nhận diện ra nhu cầu phải đoàn kết, hợp tác để cùng nhau bảo vệ an ninh cho chính mình và những người khác trong bộ lạc của chính mình.

Từ khía cạnh lịch sử đó, nhiều Con Người kết hợp lại với nhau để trở thành một xã hội, một quốc gia -- không ngoài mục đích giúp đỡ, bảo vệ, và cùng nhau quyết định chính sinh mệnh của mình, bộ lạc mình, quốc gia mình. Bộ lạc nào, quốc gia nào không tôn trọng sinh mệnh của mỗi thành viên sống trong đó, không cho mọi người quyền quyết định lấy sinh mệnh của chính mình, chính dân tộc mình thì quốc gia đó sẽ bị một quốc gia khác thôn tính, đồng hóa hoặc nền văn minh của một dân tộc trên một khía cạnh nào đó của lịch sử sẽ tàn lụi để trở thành một dân tộc yếu kém so với các dân tộc khác cùng thời đại. Một thời huy hoàng của Ai Cập với Kim Tự Tháp, của dân tộc Miên với những tượng ở vùng Angkor, nền văn minh Cahokia của người Mỹ da đỏ trước khi bị người Âu Châu xâm chiếm là những thí dụ điển hình để thấy rõ nhu cầu sinh mệnh của Con Người ảnh hưởng đến xã hội mình đang sống ra sao.

Hãy cùng nhau so sánh sự phồn thịnh của một quốc gia dân chủ với những quốc gia độc tài để thấy được tầm quan trọng của Nhu Cầu Sinh Mệnh ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và Con Người ra sao.

Tại các quốc gia độc tài, sinh mệnh của cá nhân, của xã hội, của toàn thể dân tộc do các nhà độc tài, hay thiểu số độc tài lãnh đạo (hình thức đảng) quyết định sự sống của mỗi cá nhân, sự sống của dân tộc, hướng tiến lên của dân tộc. Nhà cầm quyền độc tài cộng sản VN là một thí dụ điển hình. Quốc Hội Việt Nam phải chờ đợi chỉ thị của đãng (cố ý viết sai dấu cho đúng bản chất), chính sách của đãng, hay nghị quyết của đãng để có thể làm ra luật phù hợp lợi ích của đãng, cho dù lợi ích này đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Những người trong Quốc Hội Việt Nam cũng chẳng dám nắm lấy sinh mệnh của chính mình để phục vụ đất nước và dân tộc. Trái lại Quốc Hội VN để đãng cộng sản VN nắm lấy sinh mệnh của chính họ và cá nhân của mỗi thành viên trong bộ máy Quốc Hội VN là những người nô lệ trung thành của đãng, nô lệ cho đồng tiền, nô lệ cho quyền lực.

Các cá nhân sống trong xã hội hoàn toàn không có quyền quyết định cho sinh mệnh của chính mình, của dân tộc mình mà đãng cộng sản VN giành cái quyền quyết định đó -- để rồi cuối cùng, lịch sử Việt tộc được cạo sửa cho phù hợp với sự tuyên truyền của đãng cầm quyền; để rồi giáo dục sản sinh ra những tiến sĩ giấy, hoàn toàn không có khả năng; để rồi toàn bộ xã hội im lặng trước cái ác, đạo đức xã hội không quan trọng mà tiền, giả dối, lừa gạt là cái quan trọng trong cuộc sống hiện tại. 

Sự giả dối, lừa gạt đã đạt đến tột đỉnh để rồi mọi người cảm thấy chuyện phi đạo đức này là chuyện thường tình, chẳng có gì phải nói, phải đóng góp -- bởi cái sinh mệnh của mỗi cá nhân, của xã hội đã bị kiềm chế bằng nhiều cách mà trong đó bạo lực đóng một vai trò không nhỏ. Sự kiềm chế sinh mệnh của mỗi người đã làm số đông người Việt sống tại VN không còn nghĩ đến nhu cầu mình phải giành lại cái quyền quyết định sinh mệnh cho chính mình, chính dân tộc mình. Sự kiềm chế đã làm cho số đông chấp nhận cuộc đời nô lệ (cho tiền, danh vọng, vật chất, của cải, quyền hành) trên chính lãnh thổ, dân tộc của chính mình.

Trong khi đó ở các quốc gia dân chủ tôn trọng Nhu Cầu Sinh Mệnh của con người đã tạo ra một cơ chế mà mọi người có thể tự mình quyết định cho hướng đi của bản thân mình, của gia đình mình miễn sao sự quyết định đó không ảnh hưởng đến sự sống còn của người khác trong xã hội mình đang sống. Chính vì tôn trọng Nhu Cầu Sinh Mệnh mà những khoa học kỹ thuật được phát triển để đem vào cuộc sống của Con Người, làm thăng hoa cuộc sống của toàn xã hội. Tạm thời gác bỏ những khuyết điểm của hệ thống dân chủ ở các nước dân chủ trên thế giới, mà hãy nhìn về khía cạnh để mọi người quyết định Nhu Cầu Sinh Mệnh của chính bản thân, của xã hội, và từ đó đến hướng tiến của một quốc gia. Tất cả đều khởi hành bằng hành động mỗi cá nhân phải làm chủ với chính sinh mệnh của mình.

Làm chủ chính sinh mệnh của mình khởi đầu bằng sự tự đánh giá đúng khả năng của chính mình và cái khả năng đó sẽ đóng góp vị trí nào phù hợp trong bộ máy xã hội. Dĩ nhiên sẽ có người cho rằng nếu tự mình đánh giá khả năng của chính mình thì chưa chắc đúng bởi có tính chủ quan trong đó. Đồng ý rằng để nhận định cho rõ bản chất của sự việc cần phải dựa vào tính khách quan chứ không thể dựa vào tính chủ quan bởi tính chủ quan luôn luôn nhìn vấn đề qua cảm tính của cá nhân, cho nên sai với sự thật của sự thật. Cách nhìn khách quan này chỉ đúng khi nhìn sự vật không phải là chính bản thân của mình. Còn với chính bản thân của mình thì chỉ có mình, duy nhất, mới hiểu rõ chính mình có khả năng gì, làm được gì và không làm được gì.

Thí dụ: Khi một cá nhân bị bệnh, không khỏe trong người thì chỉ có cá nhân đó biết mình bệnh, biết mình đau ở chỗ nào, cảm giác đau ra sao. Trong trường hợp tự mình đánh giá chính mình thì tính chủ quan đóng một vai trò rất quan trọng và chỉ có mình mới thực sự hiểu được chính mình với điều kiện cá nhân đó phải thực lòng chấp nhận cái thực tế khả năng của chính mình.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)

Nguồn: https://nganlau.com/2024/03/01/nhan-ban-cuong-thuong-nhu-cau-sinh-menh-tu-chu-p1/

 

 

Nhân Bản Cương Thường: Nhu Cầu Sinh Mệnh (Tự chủ) P2

 

Tự đánh giá chính bản thân mình không cần đòi hỏi phải học từ trường lớp nào, không đòi hỏi phải là người có trình độ tri thức cao mà đòi hỏi cá nhân đó có sự thành thật với chính mình, chịu lắng nghe với chính tâm của mình hay không, chịu để tâm trí lắng đọng trong không gian và thời gian để tự mình nhìn lại chính mình cho chính xác hơn và hiểu rõ chính mình thực tế hơn.

Cái tâm lý sợ hãi, tự ti, tự ái, tự tôn, ỷ lại sẽ phá hoại tất cả những đánh giá về chính bản thân của mình. Phải mang tâm lý hướng thượng là Con Người không bao giờ hoàn hảo mà Con Người luôn luôn có những khác biệt; và chính những khác biệt này làm cho mỗi Con Người trong xã hội có sự quan trọng, đóng góp bằng nhau nếu mỗi cá nhân hoàn thành tất cả những khả năng mình có trong vị trí của chính mình trong xã hội. Đừng bảo rằng vị bác sĩ quan trọng hơn bác nông dân trong xã hội. Nếu không có bác nông dân sản xuất ra lúa gạo thì vị bác sĩ làm gì có cơm ăn để được đi học thành bác sĩ. Còn nếu không có vị bác sĩ thì khi lúc bác nông dân bệnh thì làm sao có thể hết bệnh để tiếp tục làm công việc sản xuất lúa gạo của chính mình. Cả hai người đóng hai vị trí quan trọng trong xã hội và không có vị trí nào quan trọng hơn vị trí nào.

Thái độ coi thường mọi người, xem mình quan trọng, tài giỏi hơn hay xem tổ chức (đảng) mình tài giỏi hơn là thái độ của những người thất bại mà đãng cộng sản VN là một thí dụ điển hình. Họ xem họ tài giỏi hơn mọi người để họ bắt cả dân tộc theo con đường xã hội chủ nghĩa. Họ ỷ lại, tự ti, mặc cảm không dám đánh giá chính khả năng của mình để rồi họ đảm nhận những trách nhiệm của họ trong vị trí xã hội không đúng chỗ -- cuối cùng đất nước Việt đã không còn là đất nước Việt với những bản chất Việt mà cha ông đã để lại trong suốt 4 ngàn năm lịch sử.

Hãy tưởng tượng một bác nông dân làm ruộng tài giỏi mà bắt bác nắm giữ chức vụ lãnh đạo ngành y khoa và một vị bác sĩ tài ba bắt phải đi làm ruộng thì rõ ràng sự phân phối công việc của xã hội đã không đúng vị trí và từ đó dẫn đến hiệu quả nghiêm trọng mà xã hội Việt Nam hiện giờ là kết quả của sự phân phối công việc không đúng vị trí đó. Sự phân phối công việc không đúng vị trí của từng cá nhân bởi vì mỗi cá nhân tại VN, trong đó gồm có đãng viên đãng cộng sản VN, đã không có cái quyền quyết định sinh mệnh cho chính mình mà để cho đãng cộng sản VN (một tập thể vô trách nhiệm đối với xã hội) quyết định tất cả mọi sự việc.

Nhìn về lịch sử Việt chúng ta thấy nhu cầu sinh mệnh này đã đưa dân tộc chúng ta thoát khỏi 1000 năm đô hộ của Tàu. Nhu cầu sinh mệnh này khởi đầu bằng chính cá nhân nhìn ra được vấn đề mà Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền là thí dụ điển hình -- để rồi những cá nhân đó tự đứng lên chống lại các thái thú Tàu, giành lại quyền tự quyết cho chính cá nhân mình, gia đình mình, dân tộc mình.

Dưới đời nhà Trần, Hội Nghị Diên Hồng diễn ra để các bô lão họp lại bàn việc nên hòa hay chiến với giặc Mông Cổ. Toàn dân dưới đời nhà Trần đồng ý quyết chiến chống lại sự bành trướng của giặc Mông Cổ. Vua, quan, dân cùng nhau quyết định sinh mệnh của dân tộc để rồi cuối cùng cha ông ta đánh bại đoàn quân bách chiến, bách thắng Mông Cổ. Vua Trần Thánh Tông đã tôn trọng quyền tự quyết của chính mỗi người dân và cùng với người dân đấu tranh giành quyền tự quyết cho dân tộc của mình.

Nhìn lại VN hiện giờ thì cái quyền tự quyết sinh mệnh của chính mình, của chính dân tộc mình hoàn toàn bị biến mất để thay vào đó quyền quyết định của một tập thể đãng cộng sản VN, hèn với giặc nhưng ác với dân. Cái gì đã đưa đất nước đến thảm cảnh hôm nay? Chính chủ nghĩa cộng sản đã thiêu hủy toàn bộ nền văn hóa của hơn 4 ngàn năm; chính chủ nghĩa cộng sản đã cướp đi lấy nhu cầu sinh mệnh của mỗi người VN; chính chủ nghĩa cộng sản đã làm cho mỗi người VN bị sợ hãi để rồi chấp nhận giao sinh mệnh mình cho người khác nắm giữ -- miễn sao mình sống còn dù phải làm nô lệ thì vẫn sẵn sàng sống kiếp đời nô lệ thay vì chọn nếp sống thật anh dũng như cha ông đã sống trong quá khứ 4 ngàn năm lịch sử.

Là người Việt Nam của thế kỷ 21 này, chúng ta cần phải hiểu rõ Nhu Cầu Sinh Mệnh ra sao và cái Nhu Cầu Sinh Mệnh này đã đóng góp trong tiến trình lịch sử hơn 4 ngàn năm của dân tộc ra sao. Hiểu rõ để từ đó chúng ta xây dựng lại một đất nước VN dựa trên căn bản Nhân Bản Cương Thường để áp dụng vào công việc kiến thiết, xây dựng, giáo dục, đối nội, đối ngoại, kinh tế, ngoại giao, giao thương v.v….

Sự phát triển của lịch sử xã hội loài người là do chính Con Người tự làm chủ lấy chính mình và cùng những cá nhân khác trong xã hội để quyết định cho hướng tiến của xã hội.  Nếu để ai đó làm chủ cuộc sống của chính mình thì cuối cùng mình không phải là mình mà là một nô lệ cho ai đó hay sẽ bị một dân tộc khác thôn tính.

Đã đến lúc dân tộc Việt phải can đảm nhìn lại chính mình và can đảm loại bỏ những sợ hãi để cùng nhau đấu tranh giành lại quyền tự quyết cho chính mình; tự mình quyết định cho sinh mệnh của mình, của làng xóm mình và dân tộc mình. Cha ông của chúng ta nếu sợ hãi như chúng ta hiện giờ thì 1000 năm Bắc thuộc vẫn còn. Hãy sống cho thật đáng sống chứ đừng sống để làm nô lệ cho ai đó, cho tiền bạc, cho vật chất để rồi cuối cùng chính những thứ đó sẽ tiêu diệt đi chính dân tộc của mình.

Hãy can đảm lên tiếng trước những sai trái cho dù người đó là thầy, cha, mẹ, vị lãnh đạo tôn giáo, những người có địa vị xã hội cao. Thái độ im lặng trước sai trái là thái độ của đồng lõa, của sự thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, cái sai. Nếu nhiều người tự làm chủ chính mình, lên tiếng trước những sai trái thì xã hội sẽ loại những người xấu trong hệ thống sinh hoạt của xã hội.

Hãy can đảm chối từ hợp tác, nhận những quyền lợi ban phát từ những người ăn gian nói dối; xem thường người khác; đặt nặng bằng cấp hơn là nhân cách, nhân sinh, nhân chủ trong cuộc sống. Nếu mình làm chủ được chính mình thì phải nhìn ra được những cá nhân khác trong xã hội để biết cách ứng xử hầu tạo cơ hội cho mọi người cùng tiến. Những người nói mà không làm, hoặc nói một đàng làm một nẻo thì là những con người không đáng tin cậy; họ là những con người không sống thật với chính họ mà người làm chủ được sinh mệnh của mình sẽ không giao lưu với những người như thế. 

Con người chỉ có thể tự chủ qua giáo dục để nắm vững ý nghĩa cuộc sống trong tương quan hai chiều: cá nhân đóng góp xã hội và xã hội giúp con người phát triển. Trong cuộc sống, con người có thể suy nghĩ và làm việc trong mọi lãnh vực với đam mê vô tận nhưng về thể chất thì đời sống con người có giới hạn bởi thời gian. Với thời gian của mỗi người thì nếu tận lực, tận tâm để đóng góp cho xã hội và gồm cả bản thân thì thế giới sẽ bớt đau khổ.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2023 (Việt lịch 4902)

Nguồn: https://nganlau.com/2024/03/01/nhan-ban-cuong-thuong-nhu-cau-sinh-menh-tu-chu-p2/

 

 

 

Bình Đẳng

Ghi Chú NL : Bình đẳng là một chủ đề phải được nhìn với nhiều góc cạnh khác nhau, với cái nhìn tổng thể thì mới thấy được thế nào gọi là bìn...