Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Tu Dưỡng Thắng Nhân: Sống Thật và Sống Thiện

 

Sự xáo trộn của xã hội bắt đầu từ con người. Cho nên giải quyết sự xáo trộn này thì phải khởi đầu từ con người. Sống thật và sống thiện là hai tiêu chuẩn quan trọng trong cuộc sống và tương tác trong xã hội.

Sống Thật

Thế nào gọi là sống thật?

Sống thật thường dính dáng đến sống biết. Biết khả năng thật của chính mình để tự mình có tinh thần tự giác khi ai đó sắp xếp một việc mà chính khả năng mình không có thì sẵn sàng lên tiếng từ chối. Ai đó cho rằng làm sao mình đo lường được khả năng của chính mình thì chính người đó đã cố gắng chạy trốn cái sự thật đang trực diện với chính bản thân họ. Không ai hiểu được chính mình bằng bản thân của mình. Vấn đề là cá nhân có đủ sự lắng đọng trong tâm thức của mình để lắng nghe và tìm hiểu khả năng thực sự của chính mình. Đây là điều khó nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Nếu quyết tâm và thành thật với chính mình thì ai cũng có thể biết được khả năng của mình.

Ngoài chuyện biết chính mình thì còn phải biết được cái sự thật của sự thật. Ca dao tục ngữ Việt có câu “sự thật mất lòng”. Có những sự thật rất là đau lòng, không như ý muốn của mình. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Không thể nào vì cái sự thật đó, không như ý muốn mình thì mình tìm cách chối bỏ cái sự thật để tìm một cái khác, không đúng sự thật biện minh cho cái giả dối mà mình muốn là sự thật. Hình ảnh Trump vẫn tuyên bố bầu cử năm 2020 có gian lận là thí dụ điển hình của một người chạy trốn sự thật và tìm những biện luận khác để nói sai cái sự thật mà không cần sự chứng minh.

Sống thật còn mang ý nghĩa là những gì cá nhân suy nghĩ, viết ra, hay đề nghị thì cá nhân đó phải sống với những suy tư đó của chính mình. Có người miệng nói tôn trọng người khác nhưng lại không sống với cái điều mình nói, trái lại sống và ứng xử ngược lại điều mình nói hay viết. Có người lên án sự lừa gạt nhưng chính bản thân cá nhân đó sống bằng lừa gạt người khác. Có người kêu gọi hợp tác, đoàn kết nhưng khi ai đó muốn tạo cơ hội hợp tác, đoàn kết thì cá nhân đó từ chối cơ hội tìm hiểu để đi đến hợp ác và đoàn kết.

Sống thật nếu nói giản dị là sống thật với chính mình, với khả năng của mình; sống và thực hành với những điều mình viết, suy tư; tôn trọng sự thật của sự thật chứ không thể nào chọn sự giả dối để quên đi cái thực tế của sự thật. Nắm rõ sự thật để không thể bị mạng xã hội, bị những nhà chính trị gia dùng tâm lý tuyên truyền sự giả dối để mọi người tưởng là thật.

Sống Thiện

Sống thật không vẫn chưa đủ mà cần phải sống thiện. Sẽ có người hỏi thế nào gọi là thiện? Để trả lời câu hỏi trên cần phải quan sát hành động của một cá nhân đối với xã hội và môi sinh.

Cuộc sống của người là sự tương tác giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. Bất cứ sự tương tác nào cũng tạo ra hệ quả. Hệ quả nằm trên hai lãnh vực là xấu và tốt. Xấu là hành động của một cá nhân có thể đem lại quyền lợi cho cá nhân đó nhưng làm hại đến quyền lợi của tập thể hay làm hại đến môi sinh. Tốt là giúp ích xã hội, tạo ảnh hưởng đến số đông để cùng nhau kiến tạo xã hội tốt hơn.

Thí dụ về hệ quả của hành động thiện ác trong cuộc sống.

Vì quyền lợi kinh tế, cá nhân thành lập một công ty giao dịch về tài chính. Thay vì dùng tài năng của mình để áp dụng vào công ty tài chính thì cá nhân đó dùng thủ đoạn lừa gạt để khuyến dụ người khác bỏ tiền vào đầu tư; và cá nhân đó thao túng phần tiền đầu tư mà không cần quan tâm đến sự thiệt hại về tài chính cho người khác. Cuối cùng công ty sụp đổ làm thiệt hại tài chính của nhiều người mà ông Bernie Madoff là thí dụ điển hình.

Hình ảnh hoạt động của công ty Formosa, dưới sự lãnh đạo của những con người trong công ty đó, vì quyền lợi kinh tế, đã không đặt nặng chuyện bảo vệ môi sinh, cho nên những chất thải trong tiến trình sản xuất đổ ra biển làm hư hại môi trường sống của các sinh vật trên biển và môi trường sống của người dân tại Hà Tĩnh.

Hình ảnh vị tổng thống của nước Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, quyết định không ra khỏi nước dù rằng các nước Âu Châu sẵn sàng chấp nhận ông trước khi quân đội Nga đánh vào nước Ukraine. Thái độ ở lại với người dân, thái độ lãnh đạo rất bình dân đối với quân đội đã làm tấm gương thúc đẩy toàn bộ xã hội Ukraine tiếp tục chống đối sự xâm lăng của Nga. Không ai nghĩ rằng khi Nga đưa quân vào thì quân đội Ukraine có thể chống trả lại sức mạnh quân sự của Nga. Thế nhưng cả thế giới ngạc nhiên trước sự kiên trì của dân tộc Ukraine qua sự lãnh đạo của Zelensky và sự thất bại trên lãnh vực quân sự của Nga trong việc thôn tính toàn bộ lãnh thổ của người dân Ukraine. Tấm gương can đảm ở lại với dân tộc và đất nước của vị tổng thống Zelensky đã là tấm gương cho cả dân tộc Ukraine noi theo để tiếp tục chiến đấu cho đến hôm nay.

Theo bản tin trên mạng ngày 17 tháng 9 năm 2022, bà JoAnn Oliver đến tiệm KFC mua thức ăn tại tiểu bang GA. Khi lấy túi đồ đựng thức ăn về nhà, mở ra phát hiện trong đó ngoài những món ăn đã được đặt mua thì có số tiền là 543.10 trong túi đồ ăn. Khi phát hiện ra chuyện này, bà JoAnn cho biết rằng bà có ý định giữ số tiền này bởi chồng bà đang bị bệnh ung thư và đang mang nợ nhà thương là gần 2 triệu. Tuy nhiên khi suy nghĩ lại, bà quyết định gọi cho cảnh sát thông báo về chuyện này. Và khi cảnh sát điều tra thì mới biết rằng nhân viên của tiệm KFC vô tình bỏ số tiền chuẩn bị đưa vào nhà băng vào bị thức ăn của bà. Số tiền đó được hoàn trả về tiệm ăn KFC chỉ bởi hành động sống thiện của bà JoAnn.

Sống thiện tức là phải biết xem xét hành động của mình trong tương tác với xã hội hoặc với những người chung quanh để sự tương tác đó không ảnh hưởng quyền lợi về tài chính, sinh mạng, hay môi trường sống của xã hội.

Sống thiện tức phải đả phá và không chọn sự gian dối để bảo đảm quyền lợi kinh tế, tinh thần cho bản thân nhưng cái giả dối đó làm nguy hại cho tập thể.

Sống thiện tức phải lên tiếng chống lại cái ác, cái tà, cái độc bằng sự phản kháng trực diện hay gián tiếp với những cá nhân bất lương trong xã hội.

Xin kết thúc bài viết này bằng câu nói mà thiết nghĩ mọi người nên dành thời gian để suy ngẫm, để có hành động đúng ở tương lai.

“Đừng tin những gì chỉ bởi bạn nghe nó. Đừng tin những gì chỉ bởi vì ai đó đã nói hoặc tiếng đồn từ nhiều người. Đừng tin vào những gì chỉ bởi vì nó được ghi trong quyển sách tôn giáo của bạn. Đừng tin vào những gì bởi đó là lời nói của người thầy giáo của bạn hay người đã lớn tuổi. Đừng tin vào những truyền thống đã được trao truyền từ nhiều thế hệ. Nhưng sau khi quan sát và phân tích những điều trên, khi bạn thấy rằng bất cứ điều gì phù hợp với lý trí và có lợi cho một và cho tất cả mọi người, thì hãy chấp nhận nó và sống theo nó”.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 9 năm 2022 (Việt lịch 4901)

Nguồn: https://nganlau.com/2023/01/24/tu-duong-thang-nhan-song-that-va-song-thien/

 

Tìm Hiểu Tư Tưởng Lý Đông A (P1)

 

Tìm hiểu về Lý Đông A (LĐA) không phải chỉ là đi tìm ngày tháng năm sinh hay tiểu sử, cha mẹ, sinh quán...Tìm hiểu LĐA vì ông là một thiên tài của VN trong một thời gian quá ngắn 1920-1945 nhưng những gì ông để lại quả là vô lường. Loài người có những thiên tài về âm nhạc, toán học, khoa học, triết học.. nhưng ít có ai nắm được hơn một lãnh vực. LĐA là một trong những người như vậy.

Tư tưởng (hay chủ nghĩa Duy Dân) của LĐA bao gồm Khoa (học)-Triết (học)-Sử (học). Tài liệu ông để lại ngắn gọn, súc tích. Có thể vì ông không có thì giờ để diễn giải trong giai đoạn chiến tranh. Có thể vì ông biết VN chưa đủ cơ hội để hấp thụ những gì ông suy nghĩ mà phải là thời đại 2000s (thời đại Internet?). Mà cũng có thể ông chỉ là người mơ mộng quá đáng tuy rằng những gì ông biết và viết vẫn là trong giòng lịch sử của loài người nhưng để thực hiện thì không dễ hiểu và dễ làm.

Một trong những trở ngại chính khi tìm hiểu Duy Dân- LĐA là tài liệu chép tay để lại. Đâu là thủ bút của LĐA (chính gốc) và đâu là những gì chép lại theo lời giảng của ông. Tất cả tài liệu đều ghi phần cuối là XY Thái Dịch LĐA. Nhưng theo các đảng viên Duy Dân còn lại đến thời 2000 (tại Mỹ) thì đó là ghi lại chứ chính LĐA không viết. Đúng ra các tài liệu phải ghi là "viết lại theo lời LĐA". Và phần nào là được thêm vào để giải thích phải ghi rõ. Tiếc thay từ 1945 đến nay sự kiện này chưa được thực hiện và người sau phải cẩn thn khi tìm hiểu ngôn ngữ của LĐA và khám phá những gì đã được thêm vào tài liệu sau 1945.

Vì không có thâu băng, ghi chép tay thì chữ còn chữ mất và người chủ tác cũng không có thì giờ kiểm soát lại (tương tự như Kinh Thánh, Kinh Phật...đều ghi là Chúa/Phật nói... nhưng mỗi đệ tử ghi lại có chỗ giống, chỗ khác).

Vậy người đời sau sẽ hiểu LĐA như thế nào?

Tư tưởng LĐA đòi khỏi Khoa học là phải có mạch lạc, chính xác, thứ tự, đầu đuôi, nguyên tắc, chính phụ... Vào thời điểm 2000s, nói đến khoa học thì có vẻ ai cũng chấp nhận. Nhưng đối với các nhà chính trị, cách mạng thì sự biện luận, lý luận quan trọng hơn sự quan tâm về khoa học và mục đích của nó.

Loài người dễ quên là từ Triết học mới có toán học và đi đến khoa học ngày nay. Triết học không phải chỉ nói nhảm, viển vông mà phải là minh triết (sự khôn ngoan, sáng suốt) để phục vụ con người. LĐA đã nói lấy con người là mục đích. Triết học phải thực dụng để đi đến Đạo học. Đạo học theo Duy Dân không phải tôn giáo mà là con đường của loài người. Nhân đạo là đường sống của loài người: "Sống biết-Sống đúng- Sống thực".

Và để có thể sống được như vậy, con người phải có Tu Dưỡng Thắng Nhân (Thiết Giáo).

Triết học theo LĐA là cuộc sống hàng ngày, học hỏi và lý luận để tìm ra hướng đi. Do đó hội biện chứng pháp trong Duy Dân rất quan trọng cho những ai theo đuổi Duy Dân. Duy Dân không phải để nói về chính trị, cách mạng. Duy Dân là cuộc sống của mỗi con người trong xã hội với thiên nhiên. Có rất nhiều người nói về Duy Dân nhưng không phải là Duy Dân khi nhìn vào đời sống của họ. Đó là những người xài bạc giả (nói) trong khi tư tưởng Duy Dân là vàng thực.Tại sao có thể nói như vậy? Chỉ có vàng thực mới biết vàng giả. Chỉ có chân tu mới biết kẻ tu giả. Chỉ khi biết sự thực mới biết ai nói thực. Chỉ khi "sống thực" mới biết kẻ sống giả dối chỉ là nói miệng mà thôi.

Nếu là nhà tu thì bạn bỏ đi. Nếu là người thường, bạn lên tiếng và bị chụp mũ "phá hoại đoàn kết". Vì kiến thức phải tiêu hóa chứ không phải để "nhai lại".Và khi tiêu hóa thì thành hành động. Nếu không có hành động phù hợp với "sở mệnh" thì bạn.... phải hiểu đó là bạc giả.

Triết học không phải thần hc. Thần học dẫn đến tôn giáo và con người tin tuyệt đối vào đấng thiêng liêng và thường dẫn đến sự mù quáng, lợi dụng. Còn triết học đòi hỏi con người phải thực tế lý luận, quan sát các yếu tố, đối tượng, thời gian, không gian…và những khía cạnh liên quan đến đời sống con người. Do đó LĐA đã vượt lên cả Duy Vật, Duy Tâm, Duy Sinh để đưa ra chủ nghĩa Duy Dân. Không nắm vững các nguyên tắc của triết học sẽ không hiểu LĐA vì để hiểu triết học LĐA, bạn còn phải đi qua Triết học "huyền bí" của Đông phương. Nhiều người cho là vì "huyền bí" nên không đáng tin cậy. "Huyền bí" chỉ vì chưa có Tu Dưỡng Thắng Nhân để hiểu. Tu Dưỡng Thắng Nhân thì đòi hỏi thời gian dài mà những nhà chính trị thường không có bụng dạ nào để đi qua thử thách như vậy.

Triết học là dùng lý luận để tìm ra sự thực, là sự suy nghĩ khôn ngoan của trí óc để phục vụ con người và xã hội. Đạo là con đường. Khi con người không tìm ra lý do để giải thích lý luận của mình thì gán cho Thần Thánh. LĐA không dựa vào tôn giáo để thuyết phục mọi người. LĐA đã đưa ra sự Tu Dưỡng của cá nhân. Thánh nhân cũng chỉ là con người biết Tu Dưỡng. Một khi có tu dưỡng thì sẽ biết phải làm gì, sống như thế nào và đó là đường sống của con người.  

Triết lý vì phải có lý luận. Lý luận phải có nguyên tắc. Nguyên tắc phải dẫn đến phương pháp. Đó là Biện Chứng Pháp. Triết lý phát ra từ con người vì để giải quyết những vấn đề của con người trong cuộc sống xã hội. Từ con người (tự kỷ) đi vào xã hội (động tha) để tác động đến tha nhân (ỷ tha). Khi mọi người đều như vậy thì mỗi cá nhân (tự kỷ) hành động (động tha) cũng trở thành tha nhân (ỷ tha): người làm cũng chính là người hưởng. Và như vậy xã hội mới thích hợp cho mọi người sống. Con người không thể nhân danh cá nhân để khai thác, hưởng lợi từ xã hội (tư bản) mà cũng không thể nhân danh tập thể, xã hội, tổ quốc để tha hóa khiến con người vong bản (cộng sản). Khi con người tàn tạ thì xã hội sẽ còn là gì?

Lý tắc của Duy Dân chỉ là bước đầu vì theo LĐA thì hiểu nghĩa, rồi đến lý -- nhưng chưa đủ vì còn phải ngoài "lý" nữa. "Lý" là "cái tôi". Hiểu ngoài "lý" là không còn cái "tôi" bản thân nữa. Đó là lý vô ngã. Có bao nhiêu nhà tu đạt được như vậy?

Một trong những đóng góp của con người cho xã hội là khoa học. Nhưng nếu khoa học chỉ để phục vụ lòng tham, sự kiêu căng, ích kỷ của con người thì khoa học trở thành mối họa. Sự đam mê phát triển khoa học đã quên đi sự "tung hợp" và "Trinh-Bình-Hòa" của xã hội. Khi khoa học tiến nhanh hơn đạo đức, luật pháp và sự điều hòa của xã hội thì rối loạn xảy ra vì khoa học có giới hạn của nó. Những khám phá của khoa học thường nhắm vào kết quả trước mắt mà không nhìn thấy hậu quả lâu dài. Thường thì quá trễ để sửa đổi và đó là những bài học lịch sử. 

Vì nhìn lại lịch sử loài người. Chính trị hôm nay là lịch sử ngày mai. Nhân loại đã từng hưng thịnh và suy vong qua nhiều thời đại chỉ vì quá mê tín hay quá tôn sùng khoa học, đạo học mà nhiều nền văn minh đã bị hủy diệt. Lich sử không ngụy tạo, chỉ con người mới ngụy tạo lịch sử.

Duy Dân khó hiểu và khó thực hiện vì (a) Duy Dân chủ nghĩa không phải cho bá tánh, ai đọc cũng hiểu và sử dụng được. Duy Dân là dành cho những ai có "khả năng và tất năng" làm chính trị & cách mạng. Là những người phải có "tu dưỡng thắng nhân" và "sinh mệnh tâm lý". Đó là tự học. Không có trường đại học nào dạy như thế cả. (b) Thông thường con người chỉ theo học một bộ môn: khoa học, triết học hay sử học. Không ai đi học cả 3 ngành khi chỉ học một cũng đủ mệt và đủ sinh sống rồi thì học cả 3 để làm gì? (c) Duy Dân không phải chỉ nói suông. Duy Dân cũng không thể độc diễn hay giả dối được. Hãy hỏi tất cả những nhà hoạt động Duy Dân:

1. Bạn hiểu Duy Dân như thế nào? (đường nào đi vào Duy Dân?)

2. Bạn có đi qua (không cần phải tốt nghiệp đại học) Triết-Khoa-Sử?

3. Bạn có thực hành "sinh mệnh tâm lý" và "tu dưỡng thắng nhân" hay không?

Như vậy bạn sẽ thấy Duy Dân không phải "mắc dịch" lan tràn tùm lum. Duy Dân rất hạn chế và chỉ dành cho một số người có cơ duyên mới nắm và thực hiện. Tiếc thay đa số mọi người chỉ chạy theo số 1 mà quên đi số 3.

Tại sao LĐA lấy hiệu là "Thái Dịch"? Có thể vì LĐA hiểu tư tưởng Triết học Đông phương mà nhiều người cho là huyền bí. Vậy Dịch lý, Tử vi, Độn giáp, Thái ất có đáng tin hay không? Sử dụng như thế nào? Nếu không tin thì tại sao LĐA "viết" Sinh Mệnh Tâm Lý, Hình Nhi Thượng, Khả Năng với Tất Năng, Chính KSở Mnh.... Thế nào và làm sao để "sở mệnh"?

Thực hiện Duy Dân còn xa lắm các bạn.

Tìm hiểu tư tưởng Lý Đông A (P2)

Trần Công Lân

Tháng 11 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Nguồn: https://nganlau.com/2019/12/01/tim-hieu-tu-tuong-ly-dong-a/

 

Tìm Hiểu Tư Tưởng Lý Đông A (P2)

 Trong bài trước nói về tìm hiểu Duy Dân qua căn bản triết học, khoa học và sử học.  Để biết về 3 môn này thì không phải dân thường (đáy tầng) có thể hiểu được. Trong thời chiến tranh, Lý Đông A (LĐA) có viễn kiến về Duy Dân, tình trng nước Việt trong tương lai và thời thế đang xoay chuyển. Ông chỉ có thể truyền lại cho hậu thế những gì ông suy nghĩ. Những đảng viên quanh ông c gắng ghi lại và trao truyền cho đến ngày nay. Vì khả năng và điều kiện giới hạn nên những gì LĐA để lại cần phải thanh lọc, tu chỉnh. Tiếc rằng từ 1945 đến 1975, Duy Dân dưới thời VNCH tại miền nam VN đã phân hóa vì đấu tranh và bỏ lơ phần lý thuyết. Tam sao thất bổn. Chữ tộ đánh chữ tác... càng làm cho Duy Dân chủ nghĩa thêm rối bời. Hiện nay tài liệu LĐA đăng trên trang website "Thangnghia.org" tuy có thêm phần chú giải nhưng để xác định chữ nào của LĐA, chữ nào thêm vào là điều khó khăn. Chưa kể tinh thần quá kính trọng LĐA đến ni các chi bộ Duy Dân không ai dám đề nghị tu chỉnh. 

Thêm vào đó hình thức phổ biến tài liệu về LĐA rất cẩu thả. Tài liệu nào cũng kết thúc "Thái Dịch Lý Đông A. 48xx tuổi Việt (19xx)". Hậu sinh đọc như vậy sẽ hiểu rằng đó là LĐA đã viết như vậy. Nhưng hỏi những đảng viên Duy Dân thì nói rằng đó là chép lại từ lời dạy của LĐA. Nếu đã là ghi lại lời dy (giống như lời Chúa, Phật dạy) thì phải ghi rõ ràng "lời Ngài /Thầy/Người đã nói..." Đó là chưa kể những lời, chữ khó hiểu mà người ghi lại không nắm được nên tìm chữ khác thay thế cho... người đọc dễ hiểu, khỏi thắc mắc, đặt câu hỏi mà người ghi lại không thể trả lời hay giải thích được.

Thử hỏi nếu VN mất vào tay Trung Cộng, VN xóa sổ trên thế giới. Nòi giống Việt "linh lạc"(chữ của LĐA) thì tài liệu Duy Dân để thờ cũng thế thôi. Hoặc giả có cán bộ đem Duy Dân đi rao giảng mà dân Việt không thích thì sao? Có lãnh tụ giỏi mà không có cán bộ thì "cứu cánh có biện minh cho phương tiện" không?  Nếu có cán bộ mà thiếu lãnh tụ thì sẽ hoạt động như thế nào?

Không đủ kiến thức và khả năng chính trị thì đương đầu về quân sự sẽ ra sao? Cách mạng là cao độ của chính trị. Chính trị còn có trường dạy. Cách mạng có trường nào dạy? Cách mạng của cộng sản là một hình thức ăn cướp có lý thuyết mượn danh triết học, khoa học; cạo sửa lịch sử để giành chính nghĩa về mình.

Sự phổ biến Duy Dân là điều bất đắc dĩ vì quá khứ cho thấy đã không phát triển được cả nhân sự lẫn lý thuyết. Nhưng một khi phổ biến công chúng thì phải chấp nhận "đầu voi, đuôi chuột". Duy Dân không phải chỉ để bàn. Phải có cơ duyên, ý chí, kiến thức, tu dưỡng mới thích hợp. Vì mỗi cá nhân chỉ đóng được một vài trò nên để thực hiện Duy Dân cần có những nhân sự cốt cán, then chốt để phát triển. Hãy tưởng tượng một cơ chế có lãnh đạo (tổng thống, CEO, hội đồng lãnh đo trung ương...) rồi tới... lính thì sẽ hoạt động ra sao? Ai làm tướng? Ai làm quan? Ai tiên phong? Ai yểm trợ?

Tìm người bạn đồng hành

Có sơ đồ tổ chức là điều may nhưng để tìm người lại khó hơn. Phải nhận diện được nhân tài thì mới có "dụng nhân như dụng mộc". Làm sao thử thách trình độ "tu dưỡng" của mỗi cá nhân? Của Lãnh đạo? Của tổ chức? Làm sao kiểm soát và cân bằng (check and balance) trong sinh hoạt chính trị? Có chấp nhận phê bình hay chỉ là đóng kịch như CSVN? Làm sao thực hiện đan quyền trong nội bộ "đảng" trước khi cầm quyền hay thực hiện đan quyền trong cơ chế Hiến Pháp?

Nếu trong nhóm nhỏ đã không thực hiện đan quyền thì hy vọng gì cơ cấu chính quyền Duy Dân sẽ có đan quyền?

Như vậy sự phổ biến Duy Dân nếu không quy tụ những ai quan tâm, hiểu biết về Duy Dân hay LĐA thì coi như bỏ thùng rác. Ai muốn bàn hưu tán vượn cũng được. Nhưng để xây dựng thì phải có trình độ tu dưỡng, kiến thức, quyết tâm.

Cái nhìn tổng thể của LĐA làm nhiều người đi lạc. Họ thích phần nào thì nhảy vào bàn phần đó. Nhưng thiếu tổng thể thì sẽ rối loạn. Tư tưởng LĐA là một cấu trúc đa chiều, nhiều cửa... như lò bát quái. Ai muốn vào cửa nào cũng được. Nhưng rồi làm sao liên lạc với cửa khác? Làm sao ra để giảng cho cán bộ, cho dân chúng?

Nhiều người theo LĐA chỉ vì tiếng tăm của LĐA nhưng nếu chưa có cán bộ huấn luyện thì theo LĐA làm gì? Nhai lại chữ của LĐA sẽ không bao giờ thực hiện được tư tưởng LĐA.

Ai hiểu LĐA, cấp độ nào? Ai đọc LĐA cũng muốn nuốt hết. Nhưng có ai nuốt trôi không?

KHÔNG.

Nuốt chưa phải là tiêu hóa. Có nguyên tắc nhưng đem vào thực tế sẽ như thế nào? Đã bao nhiêu người "viết"(giảng) về LĐA từ 1945 đến nay nhưng có ai hiểu và áp dụng không?

Chuyện khó là tìm người.

Tìm người như thế nào? Ở đâu? Thử thách ra sao? Đâu là sự thật? Đâu là niềm tin? Sống như thế nào? Sống như vậy thì chết ra sao? "tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng". Làm sao biết lòng người? Bạn? Thù?

Chỉ mới đi vào chính trị thì đã mọc đuôi, mọc nanh ra rồi thì làm sao nói đến Cánh Mạng?

Nếu bạn là người biết tu dưỡng, có quyết tâm, kiến thức... Bạn lên đường rồi.....

Làm gì? (What needs to be done? Lenin).

Hãy tìm một người đồng hành. Một tri âm. Chuyện kết nghĩa "huynh đệ", "đồng sanh, đồng tử" là chuyện lương sơn bạc. Hãy xây dựng niềm tin nơi nhau trên căn bản tu dưỡng. Không phân biệt trình độ, học vấn, tuổi tác.... Từ 1 mà bạn có thể thành 5 là thành công. Bạn có một tiểu tổ rồi đó. Điều đó không phải dễ.

Có người rồi bạn làm gì? Phân công? Chọn đường?

"Tam nhân đồng hành, nhất ngã vi sư". Ba người đi chung, tất phải có người dẫn đầu. Đó là vấn đề lãnh đạo.

Lãnh đạo và lãnh tụ

Lãnh đạo là người biết đường để hướng dẫn người khác và dĩ nhiên phải biết người khác muốn gì. Lãnh tụ chỉ là người có tài kết hợp một số người và "tụ" lại một chỗ: nói nhảm.

Làm sao thử thách để tìm ai là lãnh đạo và ai là lãnh tụ? Người học giỏi chưa chắc thành công trong đời. Người thành công trong xã hội chưa chắc đã là người học giỏi. Người khôn ngoan, học giỏi, thành công trong xã hội chưa chắc đã là người lãnh đạo cách mạng. Bạn đi tìm nhân vật chính trị hay con người cách mạng? Bạn hiểu ý nghĩa của cách mạng chứ? LĐA đã tóm tắt các cuộc cách mạng của thế giới qua "Huyết Hoa". Ai muốn lãnh đạo cách mạng hãy thử thách qua Huyết Hoa.

Bạn có thể đặt câu hỏi để xác nhận khả năng lãnh đạo của người khác hay không? Trong cách mạng không có vấn đề kính trọng, bằng cấp, chức vụ, gia tộc.... Cách mạng giống như ra trận, không thể sơ hở. Lầm lẫn là thất bại, bị tiêu diệt, tan vỡ....  Không dám phê bình, xây dựng, kiến thiết thì không thể làm cách mạng được (chưa nói đến hy sinh).

Chọn người theo Duy Dân không phải chỉ hô hào cách mạng như kiểu cộng sản lường gạt dân. Hoặc lập đảng, nhóm, tổ chức với những người chỉ biết vâng dạ (yes men) thì khác gì bọn buôn ma túy (mafia). Cách chọn người và dùng người sẽ nói lên bạn có thực là Duy Dân hay giả mạo. Chưa cần phải khảo sát sự hiểu biết của bạn về Duy Dân.

Lãnh đạo phải biết nhìn người, nhìn việc. Sai lầm thì tổ chức không phát triển được, nhất là để thực hiện chủ nghĩa Duy Dân. Khoan nói đối diện Bạn-Thù hay thực hiện cách mạng. Ai hiểu tư tưởng LĐA phải có khả năng truyền đạt cho người khác. Nếu chỉ là nhai lại chữ của LĐA thì làm sao người dân "đáy tầng" có thể hiểu?

Nếu lớp 1 không truyền đạt cho lớp thứ 2 thì bao giờ mới đến đáy tầng: lớp chót, XYZ tận cùng hằng số?

Lãnh đạo biết gì? LĐA đã nói hết trong "sinh mệnh tâm lý" và "tu dưỡng thắng nhân".

Ai hiểu khả năng là gì? Tất năng là gì? Mệnh lý có thể thay đổi được không? Tu dưỡng bao giờ mới xong? Chưa xong thì làm sao hoạt động? Ý nghiệp của bạn ra sao? Đức nghiệp của bạn như thế nào?

Còn Trinh-Bình- Hòa của bạn như thế nào? "Bình" là bình đẳng, công bình bác ái. Nếu bạn không bình đẳng trong chính tâm bạn thì làm sao bình đẳng với người ngoài. Khi bạn không chấp nhận lời phê bình của người mà tìm cách né tránh thì có là "Bình" không. Làm sao có "hòa" được khi "bình" không có?

Cái khó của Tu Dưỡng Thắng Nhân là LĐA đã viết vậy. Người đời sau biết vậy. Những khổ nỗi, thời mạt pháp thì sư cũng còn giả thì đâu là chốn tu dưỡng. Nếu tu chưa tới hay không đúng thì làm sao phân biệt biệt Hư-Thực? Chân (Thực) hay giả (Hư) khi ẩn, khi hiện -- chỉ có người nắm được thực tướng của từng cấp bậc, trình độ thì mới rõ.... Nhưng nếu gặp kẻ cao tay ấn hơn (có trình độ giả mạo cao siêu hơn) thì làm sao biết được?

Hiện nay có bao nhiều người hoạt động chính trị, đảng phái dám đối diện vấn đề này? Nếu chưa vượt qua được mà dám nói chuyện "Phục Việt", xây dựng VN, nói chuyện với CSVN... thì chỉ là chuyện hoang đường.

Người Việt đang ở khắp nơi trên thế giới. Học cái hay của người nhưng phải biết cái dở của mình. Bằng cấp không làm nên lãnh đạo. Hy sinh không đủ để lãnh đạo. Cách mạng không thể chỉ là lãnh đạo độc tôn, độc tài. LĐA đã nói "giáo dục là khởi điểm của chính trị và cũng là chung điểm". Nếu chưa phải là nhà giáo dục thì nên đi học...giáo dục. Nếu đã là nhà giáo dục mà chưa cải tạo được... một người thì làm sao có tổ chức, làm sao thay đổi đất nước, nhân loại?

Giáo dục là học hỏi, tìm hiểu, biết nghe, biết phân biệt, biết chấp nhận sai lầm, phê bình .... Cá nhân có nhân cách hay không là ở giáo dục chứ không phải tốt nghiệp bác sĩ, tiến sĩ....

Bạn tìm được người chưa?

Trần Công Lân

Tháng 11 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Nguồn: https://nganlau.com/2020/01/01/tim-hieu-tu-tuong-ly-dong-a-p2/

 

Tìm Hiểu Duy Dân Lý Đông A

Tại sao Duy Dân?

Sau một thời đại của Duy Tâm, Duy Vật ... rồi đến Duy Văn (Duy Văn sử quan, Hoàng Văn Chí) xem ra mọi người VN đều sợ... chữ DUY. Vậy Duy Dân có gì lạ?

Lý Đông A (LĐA) là một thanh niên trẻ, xuất hiện trong một thời gian ngắn 1920-1945 nhưng thời gian góp mặt của ông không quan trọng bằng những tài liệu viết về Duy Dân ông để lại. 

Qua 22 Tài liệu về Duy Dân (xem www.thangnghia.org) cho thấy ông có một tầm nhìn rất xa với óc tổ chức và lý luận vượt thời đại và con người. LĐA không xác định tài liệu theo thứ tự 1,2,3....  Đã là tư tưởng thì nếu bạn cảm nhận về kinh tế, chính trị, triết học... thì bạn cứ theo con đường hợp với khả năng của bạn. 

LĐA đã nhìn thấy sự vươn lên của chủ nghĩa cộng sản (Duy vật) và tư bản (Duy sinh?) và nhận xét cục diện thế giới, VN cho hàng trăm năm sau: thời đại 2000s.

Khi Krishnamurti (triết gia Ấn Độ) đi khắp thế giới để giải quyết vấn nạn của con người từ cá nhân đến thế giới bằng cách xoá bỏ tôn giáo, văn hóa, quốc gia... trong khi LĐA cũng đi từ con người để giải quyết vấn đề thế giới qua Duy Dân và Duy Dân đi qua con người, quốc gia, dân tộc và thế giới. Thật kỳ lạ khi cả hai triết gia không hề biết nhau cùng nói một điều tương tự: “giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị"(LĐA) và "hiểu biết cuộc sống là hiểu biết chính chúng ta đấy là cả hai bắt đầu và chấm dứt giáo dục" (Krishnamurti. Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Hoài Khanh dịch). 

LĐA đã nhìn con người (tự kỷ), nhìn về bản thân để đóng góp cho xã hội (động tha) và đóng góp đó, tốt hay xấu, sẽ quay trở lại tác động lên con người (ỷ tha).

Nhiều xã hội, dân tộc, quốc gia phát triển theo nhiều hướng khác nhau và đưa đến xung đột (thí dụ: quan niệm về nhân quyền, tự do, dân chủ ... tại Liên Hiệp Quốc).

Có mô hình nào dẫn dắt các dân tộc, quốc gia đi song song để cùng nhau tụ lại một điểm hòa bình thế giới? 

Triết học là lý luận của con người, để giúp con người trong cuộc sống. Triết học mà làm con người chìm đắm trong tư tưởng hoang đường hay đưa con người tới hủy diệt là  triết học chết. 

Theo Phạm khắc Hàm thì triết lý  LĐA là nguyên lý Tổng Thể và Hướng Thượng hay là chủ nghĩa Duy Dân. Tổng thể vì trong muôn ngàn người mà mỗi người vẫn có nét độc đáo riêng biệt (chứ không phải như cộng sản là đều giống nhau y khuôn) và trong mỗi người vẫn có mang nét độc đáo của tập thể (dân tộc, quốc gia) theo tinh thần của Hoa Nghiêm: "một vì tất cả, tất cả vì một". Hướng thượng vì phải giúp con người vươn lên, tiến bộ chứ không thể đi vào tình trạng: dân tăng tuổi thọ mà sinh suất giảm như Mỹ, Nhật, Anh. 

Duy Dân không mơ hồ, không lảm nhảm dài dòng như các chủ nghĩa triết học khác. Duy Dân rất ngắn gọn, tuy gồm 22 tài liệu nhưng chỉ có một số là chủ yếu. Nhận thức được tài liệu nào là chính yếu cũng là một vấn đề đối với người muốn tìm hiểu tư tưởng LĐA. 

Nhưng để hiểu Duy Dân lại là một vấn đề khác. Và thực hiện lại càng xa vời hơn nữa vì  nền tảng Duy Dân cho thấy được xây dựng trên con người qua: "Tu dưỡng thắng nhân"(TDTN)  và "Sinh mệnh tâm lý"(SMTL). Một cách ngắn gọn TDTN đòi hỏi con người tự rèn luyện học hỏi để có một thể xác và tinh thần thích hợp cho một cuộc "cách mạng toàn diện, triệt để và xuyên suốt". SMTL để thấy mình đứng ở đâu trong xã hội, sẽ đóng vai trò gì tích cực nhất cho xã hội. Nếu cá nhân không làm chủ được "Tính-Tâm-Thân-Mệnh" của mình thì nói gì đến Nhân Chủ và Dân Chủ. Nếu cá nhân không giữ được: "Trình-Bình-Hòa" thì hội nhập xã hội nào cũng chỉ gây rối loạn. 

Những công thức (lý tắc, quy luật ...) của Duy Dân như: "toại kỳ sở nhu”: đáp ứng vừa đủ nhu cầu để sống; “tận kỳ sở năng”: làm việc với tất cả khả năng sẵn có;  “chính kỳ sở mệnh”: biết thân phận mình với việc làm chính đáng nhất  cho thấy Duy Dân đòi hỏi con người phải tự biết mình, hiểu mình, tự giác... để đặt khả năng và vị trí của mình trong xã hội và đóng góp cho xã hội (động tha) một cách thích hợp nhất. Thay vì như xã hội Mỹ, ai cũng có giấc mơ (Dream) mà không biết thân phận, khả năng của chính mình hay  nhân danh người đóng thuế để đòi hỏi quyền lợi mà đôi khi đòi hỏi đó đi quá trớn (nhiều hơn con số thuế thu hay tổn hại đến xã hội, quốc gia). 

Con người sống với xã hội (hay tập thể) tất có xung đột quyền lợi (cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể) nhưng yếu tố thiên nhiên sẽ là quyết định. Con người dù cá nhân hay tập thể đều dựa vào thiên nhiên để sống. Nếu không bảo vệ môi sinh và thiên nhiên hủy hoại thì tập thể hay cá nhân, tư bản hay cộng sản đều chết theo. Đó là tại sao LĐA đưa ra tiền đề nền tảng "Tự nhiên (thiên nhiên), tư tưởng (con người) và xã hội (dân tộc, quốc gia) thống nhất" như là căn bản Nghĩa. 

Con người có khả năng học hỏi, tiến hóa nhưng làm sao bảo đảm hướng đi của con người không đi vào ngõ cụt: hủy diệt nền văn minh nhân loại như các nền văn minh Ai Cập cổ, Maya (Mexico).... Do đó LĐA đã đưa ra căn bản học: Khoa học-Đạo học (triết học) - Sử học. Đó là một cái kiềng ba chân để kiểm soát và cân bằng (check-balance). Khoa học nếu không có đạo đức, triết học hướng dẫn thì nhân loại sẽ rơi vào khủng khoảng như: clone, genetic modifier ...; và nếu không dựa vào sử học (không cạo sửa kiểu CSVN, TC) để ghi lại những sai lầm của con người trong quá khứ, thì khoa học như "clone" sẽ tạo những con người/vật giống y như nhau nhưng phần hồn thì không biết sẽ ra sao. Cũng như khoa học về "genetic modifier" có thể thay đổi từng phần của DNA con người để "chữa bệnh" nhưng vẫn không có câu trả lời là phản ứng cơ thể và tinh thần của con người "bị cạo sửa" sẽ có tương lai ra sao. Đây chính là vấn nạn lớn nhất của nước Mỹ, là quốc gia hàng đầu về phát minh. Nhưng các phát minh về khoa học, y khoa tiến nhanh hơn luật pháp (đạo đức, triết học). Thiếu triết học, khoa học sẽ trở thành con quái vật Leviathan của Thomas Hobbs và tạo nhiều vấn nạn hơn vượt ngoài tầm kiểm soát của con người và xã hội. 

Con người sinh ra vốn "vô kỷ" (không thiện, không ác). Nhưng thế giới loài người là "duyên khởi": có Trời-Đất (âm- dương). Con người lớn lên trong xã hội vốn đã có cả Xấu-Tốt. Sự chọn lựa là từ con người. Người xưa đã đặt ra Kinh Dịch để con người sử dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Kinh Dịch là một phần trong TDTN của LĐA. 

Con người tồn tại và phát triển được hay không là nhờ ở xã hội nuôi dưỡng hắn. Xã hội tốt thì con người vươn lên; xã hội thối nát thì con người chìm đắm trong đau khổ, thù hận và có thể đi đến chiến tranh hủy diệt loài người. 

TDTN để trở thành người tốt nhưng sẽ đóng góp như thế nào cho xã hội?

Theo LĐA thì con người bất luận chủng tộc, sắc tộc… sống cần có những nguyên tắc về Nhân Bản (nhân đạo), Nhân Tính (nhân sinh), Nhân Chủ (nhân cách) để hiểu biết vai trò của mình trong tương quan với xã hội. Nếu mọi xã hội (dân tộc, quốc gia) cùng theo một tiêu chuẩn về cương thường thì hòa bình và trật tự thế giới mới ổn định. 

Theo LĐA thì không phải chỉ con người mới cần giáo dục mà chế độ cũng cần Giáo Dưỡng chế độ. Vì sự tiến hóa của loài người thì cơ chế do con người đặt ra cũng phải thay đổi theo con người chứ không phải bất di bất dịch như những công ước xã hội (social contract) và hiến pháp (Constitution). LĐA đã có mô hình của một Cơ Năng Hiếp Pháp. 

Vì mỗi hoạt động của con người có công việc và giá trị theo từng cấp độ mà LĐA goi là bản vị & cơ năng và những bản vị & cơ năng đó kết thành trung tâm tương tự như phần mềm của máy vi tính có tính mở (open source: Linux) để có thể tiếp nhận bất cứ hình thức tương đồng nào trên tầm mức dân tộc, quốc gia (có nhiều dân tộc sống chung) hay nhân loại. 

Cho dù con người tiến bộ đến đâu chăng nữa thì mỗi cá nhân cũng chỉ có 24 giờ/ngày và trái tim đập có hạn kỳ, một dạ dày với dung tích 2 lít. Vậy thì sự tranh dành miếng ăn ngon, sở hữu tài nguyên thiên nhiên để làm giàu có ích lợi gì ngoài gây chiến tranh, phí phạm tài nguyên và hủy hoại thiên nhiên. Và để ngăn ngừa sự quá độ của con người, LĐA đã nói đến "Bình Sản Kinh tế" vì sự khai thác thiên nhiên quá độ sẽ hủy hoại môi sinh như chúng ta thấy hiện nay. Và sự vô lý khi có những nhà tỷ phú sống với những căn nhà hàng trăm triệu, du thuyền, máy bay riêng... và trong cùng một nước vẫn còn người có việc làm nhưng không thể tìm được chỗ ở, thế giới vẫn còn nạn đói, thiếu nước trong khi ai cũng nói sinh ra bình đẳng(?).  Sự bình đẳng về tài sản là cần thiết vì con người sinh ra bình đẳng thì tại sao sống bất bình đẳng để rồi chết như nhau? Bình đẳng vì chẳng có gì đem theo được khi chết. 

Vì thế cần có Duy Dân, tập thể con người: DÂN quyết định hướng tiến của nhân loại. Dân có hòa hợp thì loài người tiến bộ. Dân xung đột, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia, thì sự tìm kiếm hạnh phúc của con người còn xa vời. 

Con người phải hiểu mình qua tu dưỡng, giáo dục để Sống Biết, Sống Đúng và Sống Thực. 

Chỉ có Thắng Nhân mới thực hiện Thắng Nghĩa. Và Thắng Nhân không phải là một tiến trình học lấy bằng cấp, đó là một trình giáo dục tiến hóa với thời đại (biến dịch) qua Thân-Tâm và hệ thống tư tưởng Duy Dân là mở, và chuyển theo thời đại. Quy luật "tung hợp” và "thống nhất" của LĐA luôn luôn bao trùm thời-không gian. 

Để hiểu tư tưởng LĐA nên nhớ lời của Hải Thương Lãn ông mà LĐA có nhắc trong "Chìa Khóa Thắng Nghĩa": "Đọc sách tìm nghĩa không khó, hiểu được lý mới khó, hiểu ngoài lý càng khó hơn nữa". 

Có người hỏi: Tại sao LĐA không nói đến tôn giáo hay y tế ? Tôn giáo chỉ cần thiết vào giai đoạn con người mới kết tụ gọi là "nhân loại thành lập". Nếu có Tu dưỡng bản thân thì bạn đã tự chủ về bản thân. Chỉ có những người yếu đuối về vật chất, tinh thần mới đi tìm sự giúp đỡ bên ngoài.  Tôn giáo nào cũng chỉ nói "ta là người chỉ đường, chính ngươi (bạn) phải đi". 

Tôn giáo do con người tạo ra để giúp đỡ người. Và cũng vì vậy những nhà độc tài chính trị đã lợi dụng tôn giáo để thao túng quyền lực. Đối với y tế cũng thế, nếu con người sống đúng (tu dưỡng) thì sẽ tránh rất nhiều bệnh tật vô lý vì sự quá độ. Y tế tuy cần thiết cho xã hội nhưng không vì thế mà nuôi dưỡng các công ty bảo hiểm sức khỏe, bào chế thuốc ... thi nhau bóc lột người nghèo. 

Hiểu tư tưởng LĐA không đòi hỏi phải biết từ A đến Z. Hãy "chính kỳ sở mệnh": biết phần của bạn đóng góp cho xã hội để đi xây dựng từ con người đến nhân loại. Duy Dân không cổ võ cho chủ nghĩa quốc gia cực đoan như nhiều người lầm về chữ DUY. Duy Dân vì qua từng dân tộc, quốc gia có giải quyết được vấn đề cục bộ của mình thì mới vươn lên với khu vực (như European Union) và thế giới. Vì chỉ có dân chủ thực sự, dân chủ từ đáy tầng, từ lực lượng gốc, ý thức quyền chính trị để thường trực tham dự sinh hoạt chung chứ không thể giao phó cho tầng lớp ưu tú thao túng sân khấu chính trị quốc gia hay quốc tế. Nếu hòa bình không đến trong một dân tộc, một quốc gia thì làm sao có hòa bình cho một thế giới với nhiều quốc gia, dân tộc.

Bạn có thể là Thắng Nhân không? 

TCL

1-2019 (Việt Lịch 4898) 

(1)    The first and last freedom. Krishnamurti

(2)    Chìa khóa thắng nghĩa. LĐA

(3)    Triết học LĐA. Phạm Khắc Hàm

(4)    Bồ Tát Đạo. Minh Đức Thanh Lương

(5)    Tu dưỡng thắng nhân. LĐA

(6)    Sinh mệnh tâm lý. LĐA

(7)    Leviathan. Thomas Hobbs

(8)    Cơ năng hiến pháp. LĐA

(9)    Duy nhân cương thường. LĐA

(10)    Bình sản kinh tế. LĐA

(11)    Chủ nghĩa duy dân. LĐA

Nguồn: https://nganlau.com/2019/03/24/tim-hieu-duy-dan-ly-dong-a/

 

Nuôi Tâm Sinh Thiên Tài (P1)

“Nuôi Tâm sinh thiên tài.... Nuôi Óc sinh nhân tài.... Nuôi Thân sinh nô tài....” (Lý Đông A) Bởi vì hồn ma "Tùng Lâm" về ám...