[Trước khi đi vào "Kinh tế bình sản"(Lý Đông A) chúng ta nên đi qua "Chìa Khóa Thắng Nghĩa", "Thiết Giáo", "Cơ Năng Hiến Pháp" để hiểu vì sao cuộc cách mạng Duy Dân đưa ra các điều kiện cần và đủ để cuối cùng đi đến Kinh Tế Bình Sản. Thắng Nghĩa Duy Dân đòi hỏi phải có Thắng Nhân. Nếu bạn đủ điều kiện để gọi là Thắng Nhân để thực hiện cuộc cách mạng toàn diện, triệt để, hướng thượng thì cuộc thảo luận về Kinh Tế Bình Sản mới có giá trị.]
Phần I
Công bằng kinh tế
Trong tài liệu Duy Dân, Lý Đông A có nói đến kinh tế bình sản nhưng không đi vào chi tiết "thế nào là bình sản"? Đa số độc giả, trí thức có dị ứng với từ ngữ "bình sản" có vẻ "xã hội chủ nghĩa" khi chính sách kinh tế quy định mọi người trong xã hội có tài sản như nhau nếu hiểu “bình” là "bình đẳng", là bằng nhau và như vậy thì thì những người có tài sẽ không muốn đóng góp cho xã hội vì cũng chỉ nhận được kết quả như kẻ không làm gì hết? Nếu hiểu “bình” là công bình (công bằng) thì thế nào là công bằng? Công bằng xã hội có đem lại công bằng trong kinh tế không?
Có
Công bằng xã hội “có” đem lại công bằng kinh tế?
Nếu hiểu công bằng xã hội là có sự tham dự và chấp thuận của đa số dân tùy theo vấn đề và phạm vi ảnh hưởng (địa phương hay toàn quốc). Khi sinh hoạt kinh tế được đặt trong tay người dân thì vấn đề khả năng chuyên môn là một trở ngại … vì có người cố gắng nhưng không đạt. Hoặc nhân sự có khả năng nhưng người dân không tin nơi tư cách giới lãnh đạo vì khi nhân vật được chọn để giải quyết việc công có thiên vị, kỳ thị được che giấu dưới hình thức luật pháp, tòa án như chúng ta đang thấy tại Mỹ (2023). Có chế độ dân chủ nào cho phép người dân can thiệp vào phán quyết của tòa án khi đi ngược lòng dân?
Khi bản tuyên ngôn độc lập nói về mọi người dân có quyền mưu cầu hạnh phúc thì "quyền" đó có bao hàm mọi sắc dân (race) thi vào đại học nổi tiếng (affirmative action), quyền phá thai (abortion), đổi giống (transgender), quyền làm giàu hay không?
Nếu người dân Mỹ da đen đòi lại đất của họ bị tước đoạt bởi người da trắng (hay chính quyền), thì người da đỏ (Native American) có đòi được vùng đất mất từ khi nước Mỹ thành lập? Có đất đai mới làm kinh tế, công bằng xã hội phải đặt ra trước khi nói đến phân chia lợi ích (kinh tế) do xã hội đem lại. Phải chăng khi giàu sang, đầy đủ thì sinh lễ nghĩa (công bằng, nhân quyền) còn khi đói khổ quyền sống còn (kinh tế) là ưu tiên, kẻ cả diệt chủng thổ dân để chiếm tài nguyên (chế độ thuộc địa).
Đó là phần trách nhiệm của người dân trong việc chọn lựa lãnh đạo, chính quyền. Muốn có công bằng xã hội, bạn phải thường trực quan tâm đến sinh hoạt chính trị. Do đó bạn không thể bỏ hết thời giờ để làm giàu (kinh tế) hay hưởng thụ và phó mặc cho vị đại diện cử tri quyết định để rồi khi khám phá vấn nạn thì đã quá trễ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một khi tội ác xảy ra thì sự điều tra, xét xử, hình phạt sẽ là gánh nặng cho xã hội, trong đó có bạn.
Không
Công bằng xã hội không đem lại công bằng kinh tế?
Khi tài nguyên của một quốc gia có giới hạn (đất ruộng, biển, mỏ, rừng...) và có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội cũng như nhân quyền thì thiểu số ưu tú cũng không thể lợi dụng hoàn cảnh (nắm chính quyền, phương tiện sản xuất) để sở hữu, vận dụng khuynh đảo đời sống của đa số quần chúng. Nhưng luật pháp có giới hạn sẽ không thể ngăn chặn tầng lớp ưu tú tìm cách qua mặt luật pháp và giới bình dân sẽ không có khả năng ngăn chận.
Trong khi kinh tế là lợi nhuận, có lợi thì mới có người buôn, kẻ bán và nền thương mại mới phát triển đem hàng hóa đến mọi người. Có lợi thì mới có người phát minh ra những sản phẩm mới, cải tiến phẩm chất cho thị trường tiêu thụ.
Hãy nhìn lại thuở ban đầu: khi một người săn thú về chia đều cho cả bộ lạc. Người nào đó phát minh ra lửa, bánh xe, cung tên, vật dụng kim loại, đồ gốm, dược phẩm chữa bệnh... thì họ có đòi quyền lợi, chức vụ gì trong xã hội không? Nhưng ai sẽ ăn phần ngon nhất của con thú? Ai sẽ được ưu tiên chữa bệnh trước? Hay ai được sử dụng, sở hữu sản phẩm đầu tiên mới ra lò?
Do đó "Không" vì con người sinh ra đã không bình đẳng (khôn-ngu, khỏe - yếu) và thiên nhiên (đất nước tốt-xấu) đã tạo ra quốc gia mạnh, yếu. Giới lãnh đạo thấy rằng vùng đất tốt (hay quặng mỏ, hải cảng) không thể giao cho kẻ thiếu tài năng khai thác, phát triển cho nên nếu theo "công bằng xã hội" (cho bốc thăm) để chọn người điều hành thì khi thiệt hại xảy ra là thiệt hại chung cho xã hội.
Cũng như kẻ đi đào mỏ vàng, đá quý. Tuy có nhân quyền được chia cùng một số mẫu đất nhưng sẽ có kẻ tìm được (kết quả) nhiều, ít khác nhau bất kể bạn có công, gắng sức tới đâu.
Tại Nam Mỹ khi các công ty khai thác dầu, mỏ, rừng đẩy các bộ lạc thổ dân đến diệt chủng vì mất nguồn sống. Sau khi thu lợi bạc tỷ và bị báo chí đưa ra ánh sáng thì mới nói đến nhân quyền. Làm sao người chết đòi hỏi nhân quyền?
Nhưng ngược lại, khi bạn mở hãng sản xuất mặt hàng A thì cũng vì lợi nhuận mà có kẻ làm hàng A’ (hàng không phẩm chất gây ô nhiễm thiệt hại cho con người và thiên nhiên) tuy gọi là "tạo công ăn việc làm" nhưng có thực là xây dựng xã hội hay chỉ là bóc lột nhân công, lừa gạt kẻ nghèo gây bất công xã hội và thêm rác.
Công bằng xã hội là điều mọi người muốn có nhưng kinh tế đòi hỏi năng khiếu. Công bằng trong kinh tế chỉ có thể là ngăn chận sự bóc lột giữa người có năng khiếu và kẻ không có năng khiếu.
Công bằng xã hội là phải có kẻ đổ rác và công bằng kinh tế là mọi người đều xả rác? Ai cũng có thể xả rác nhưng không ai muốn đi đổ rác, lượm rác.
Công bằng về tài sản không phải chỉ làm nhiều thì có nhiều. Nhưng công bằng xã hội có thể nào hạn chế người có khả năng làm nhiều hơn tiêu chuẩn trong khi kẻ khác có cố gắng cũng làm không đủ tiêu chuẩn? Nên nhớ xung đột xã hội phát xuất từ lòng ghen tỵ, ham muốn chứ không hẳn là vì thiếu công bằng.
Kinh Tế: Bình Sản hay Nhân Bản (P2)
Trần Công Lân
Tháng 7 năm 2023 (Việt lịch 4902)
Nguồn: https://nganlau.com/2023/12/01/kinh-te-binh-san-hay-nhan-ban-p1/