Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Tu Dưỡng Thắng Nhân: Tự Kỷ và Vị Kỷ

 

Theo tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì Tự Kỷ là “chính mình, do lấy mình, không bởi sức bên ngoài”. Còn Vị Kỷ là “ích kỷ, vì mình, chỉ lo cho mình”. Nhìn sơ về định nghĩa bên trên xem có vẻ giống nhau bởi tất cả mọi thứ đều từ bản thân mình. Tuy nhiên cả hai hoàn toàn khác nhau một trời một vực tuy rằng cũng xuất phát từ chính bản thân mình.

Điều này cũng giống như toán học. Khi học toán thì chúng ta khởi đầu từ cộng trừ nhân chia. Nhưng ở một mức độ cao hơn thì chúng ta sẽ đi vào phương trình của toán học. Cũng là toán nhưng một cái ở dạng đơn giản, không tổng thể còn một cái ở dạng phức tạp, tổng thể hơn. Cho nên Vị Kỷ có thể tạm gọi đó là toán học cộng trừ nhân chia và Tự Kỷ tức là phương trình của toán học, ở một mức độ cao hơn, tổng thể hơn.

Vị Kỷ

Khi nói đến vị kỷ thì cá nhân đó chỉ lo cho bản thân mình và hoàn toàn không quan tâm đến xã hội. Mà sự tương tác giữa cá nhân và xã hội là sự tương tác luôn luôn xảy ra ngoại trừ cá nhân đó sống ở rừng, ở một nơi không có ai thì sự tương tác này mới không xảy ra.

Nếu cá nhân chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến xã hội thì có lẽ, đến giờ phút này, chúng ta vẫn còn ở thời kỳ ăn lông ở lổ. Đơn giản là ai sẽ bỏ cái quyền cướp giựt tài sản, vợ đẹp của người khác nếu cá nhân đó có đủ sức mạnh để làm chuyện ăn trên nằm trước? Ngay cả ở thời đại kỹ nghệ hôm nay, chúng ta thấy nhiều công ty, nhiều cá nhân, vì tinh thần vị kỷ, đã sẵn sàng tìm đủ mọi cách để trốn thuế, để tạo ra lợi nhuận bằng giá trả của tự do dân chủ của một dân tộc khác. Điển hình là công ty Facebook, sẵn sàng hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để kiểm duyệt những tin tức, những từ ngữ mà nhà cầm quyền Việt Nam không muốn hiện lên trên Facebook. Hoặc nếu cần cung cấp địa chỉ người sử dụng Facebook tại VN thì công ty Facebook sẵn sàng làm chuyện đó.

Thí dụ gần nhất là chiến tranh Ukraine cho thấy được tinh thần vị kỷ của các quốc gia. Anh, Mỹ và Nga đồng ý là sẽ không tấn công Ukraine nếu Ukraine là một quốc gia không có vũ khí nguyên tử sau khi sự sụp đổ của liên bang Sô Viết năm 1990. Ukraine đã đồng ý và tháo bỏ những vũ khí nguyên tử mà họ đã từng có sau sự sụp đổ của liên bang Sô Viết. Tuy nhiên, Nga vì tham vọng cướp đất của người khác, sẵn sàng đánh chiếm Crimea năm 2014 và tấn công toàn bộ Ukrain năm 2022. Cả thế giới đứng nhìn ngoại trừ thực hiện những hành động cấm vận và viện trợ vũ khí cho Ukraine để Nga tiếp tục tàn phá tài vật, mạng người Ukraine.

Tại sao Iraq đánh Kuwait năm 1990 thì Mỹ lập tức vận động quốc tế để danh chính ngôn thuận đánh Iraq mà lại không làm điều đó với đất nước Ukraine? Đơn giản là quyền lợi của Mỹ ở vùng Trung Đông lúc bấy giờ để có một cơ sở quân sự ở Trung Đông danh chính ngôn thuận và quyền lợi dầu hỏa. Còn đất nước Ukraine hiện giờ Mỹ cũng như Âu Châu chẳng có quyền lợi gì, chưa kể Âu Châu đang nhờ vào khí đốt, dầu hỏa từ Nga. Vì tinh thần vị kỷ cho quốc gia của mình, cả thế giới nhìn sự tàn phá của Nga đối với dân tộc Ukraine mà không hợp lực để chấm dứt tham vọng chiếm đất của Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Nếu nhà của bạn, bị anh hàng xóm kế bên vào tàn phá, giết người trong gia đình bạn và những người hàng xóm chung quanh, có đủ sức mạnh để hợp lại ngăn cản chuyện đó nhưng họ không làm bởi vì tinh thần vị kỷ, họ thấy họ không có quyền lợi cho nên họ đứng ngoài nhìn hoặc giúp bạn thêm súng đạn để bạn chống cự lại anh hàng xóm hoặc sẽ bán súng đạn cho bạn làm chuyện đó. Tất cả hình ảnh này là hình ảnh của vị kỷ. Vị kỷ sẽ không bao giờ bảo vệ được đạo (đường) sống của người. Dù là vị kỷ theo dạng cá nhân hay vị kỷ theo dạng quốc gia, kết quả đều như nhau. Chưa kể nhiều nền văn minh trong quá khứ như Rome và Mayan đã bị xóa bỏ bởi cái tinh thần vị kỷ này. Chính tinh thần vị kỷ của Hitler, Nhật mà liên minh các nước đã đánh bại quân đội Hitler, Nhật chấm dứt tham vọng bá chủ thế giới.

Người Việt ở các thành phố lớn, vào ngày 30 tháng 4 năm 2022, vào ngày cuối tuần, thay vì các nhóm người Việt cùng nhau hợp tác để tổ chức ở một địa điểm rộng lớn cho nhiều người tham dự thì người Việt, ở cùng một thành phố, thay phiên nhau tổ chức ngày tưởng niệm 30-4 đôi khi cùng một giờ. Kết quả là số người đến dự, phải chia ra ở nhiều nơi -- chưa kể khi người ta dự buổi tưởng niệm buổi sáng thì chưa chắc có thời gian để tham dự buổi chiều do nhóm khác tổ chức. Cái tinh thần vị kỷ, cá nhân tôi, nhóm tôi cần phải làm cái gì đó cho ngày 30-4 để rồi mỗi nơi, mỗi nhóm số người đến dự không đạt được hiệu quả của sự thành công về mặt số người đến tham dự.

Bất cứ cá nhân nào cho rằng sự tồn vong của một dân tộc dựa trên tinh thần vị kỷ thì đây là một sai lầm rất lớn, nguy hiểm và sai với thực tế.

Tự Kỷ

Từ thời nguyên thủy của loài người, luật mạnh được yếu thua là sự tự nhiên của thời kỳ ăn lông ở lổ. Nhưng nhờ bộ óc của Người, con người thời nguyên thủy đã thấy được luật tự nhiên này không bao giờ phục vụ đường sống của người. Bởi bạn có thể mạnh hôm nay nhưng ngày mai sẽ có người khác mạnh hơn bạn để cướp những gì bạn đã làm ra.

Tự kỷ là xét lại, nhìn lại thực tế để phải tự chính bản thân mình điều chỉnh cho lợi ích của chung chứ không phải chỉ lợi ích của bản thân. Người thời nguyên thủy đã làm chuyện này. Từ sự xét lại đó, họ kết hợp thành bộ lạc, bộ tộc để cùng bảo vệ lẫn nhau. Trong sự kết hợp đó họ đã loại bỏ quyền tự do cướp giựt tài sản của người khác để thay thế vào quyền bảo vệ tài sản của toàn thể trong xã hội (bộ lạc, bộ tộc, hay quốc gia). Họ cùng nhau săn một con thú và chia xẻ thịt cho mọi người để không phí phạm vật chất nếu để hư thối.

Tự kỷ là đặt cái tôi dưới tập thể. Có nghĩa rằng nếu quyền lợi của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của tập thể thì cá nhân đó sẽ không thực hiện quyền lợi đó. Sự xung khắc quyền lợi giữa cá nhân và tập thể luôn luôn xảy ra trong sinh hoạt của xã hội. Tuy nhiên, sự xung khắc này phải được giải quyết, dung hòa nếu không thì sẽ tạo ra tình trạng cá nhân đàn áp tập thể hoặc tập thể đàn áp quyền lợi cá nhân. Tự kỷ là xét lại trên cái nhìn của cá nhân đối với tập thể và ngược lại trên cái nhìn của tập thể đối với cá nhân để điều chỉnh cho hợp nhất.

Sự tồn vong của một dân tộc dựa trên tinh thần tự kỷ. Khi cha ông ta, trong 1000 năm bị đô hộ giặc Tàu, đã không ngừng nghỉ đứng lên chống lại sự đồng hóa của Tàu giành lại quyền độc lập. Nếu dựa trên tinh thần vị kỷ thì chẳng ai muốn tham gia cùng hai bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi chống lại sự xâm lăng của giặc phương Bắc. Chính tinh thần tự kỷ, vì quyền lợi của quốc gia, nhiều người đã sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ, giành lại lãnh thổ từ giặc phương Bắc và chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp. Sự thành công trong việc giành lại độc lập bởi người lãnh đạo lẫn người dân thấy được sức mạnh của tinh thần Tự Kỷ để hy sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của dân tộc.

Khi các quốc gia Tây Phương sẵn sàng cho tổng thống, ông Volodymyr Zelenskyy, của nước Ukraine tạm trú trước khi Nga đánh Ukraine; vị tổng thống của nước này vì tinh thần Tự Kỷ, đã không vì mình để nhận lời trú thân ở Tây Phương, trái lại ông cùng ở lại đất nước của ông để làm gương cho người dân Ukraine, sẵn sàng hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc và đất nước Ukraine. Họ đã ngăn cản được sự hung hản của quân đội Nga bởi cái tinh thần Tự Kỷ này.

Kết Luận

Trong tiến trình Tu Dưỡng Thắng Nhân, chúng ta cần phải nhìn rõ bản chất giữa Vị Kỷ và Tự Kỷ để không bị lầm đường lạc lối, nhập nhằng cái này với cái kia để nhận định vấn đề sai với thực tế.

Nhận định sự thật sai thì có thể giết hại cả một thế hệ, một dân tộc. Câu hỏi đặt ra là khi chúng ta nhìn ra được cái sai trái đó, chúng ta có đủ can đảm loại bỏ để thay thế một suy nghĩ mới hơn, tiến bộ hơn hay chúng ta vẫn tiếp tục bảo thủ cho cái suy nghĩ sai sự thật của chính mình? Đây là câu hỏi phải tự chính mỗi cá nhân tìm câu trả lời cho chính mình. Dĩ nhiên phải có tinh thần Tự Kỷ thì cá nhân mới có thể vượt lên và tự điều chỉnh cho đúng với thực tế của vấn đề. Và Tự Kỷ không phải một sớm một chiều được hình thành mà là một sự nhìn trước, ngó sau; tự chính bản thân đặt những câu hỏi và cố tìm câu trả lời; khi có câu trả lời từ ai đó thì phải xét lại câu trả lời đó hoàn hảo chưa hay chỉ nhìn một góc của vấn đề. Tất cả tiến trình Tự Kỷ đó bắt đầu từ nhỏ cho đến khi nhắm mắt không còn hiện hữu trên cõi đời này nhằm mục đích đóng góp công sức cho sự lợi ích của xã hội.

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 4 năm 2022 (Việt lịch 4901)

Nguồn: https://nganlau.com/2022/07/24/tu-duong-thang-nhan-tu-ky-va-vi-ky/

 

 

Đường Sống Việt

 

Lý Đông A đã nói gì trong Đường Sống Việt?

Phần 1

"Tìm lấy một Đường Sống Việt cho vững vàng, chân thật."

Phải chăng đó là hàm nghĩa Tu Dưỡng Thắng Nhân và Sinh Mệnh Tâm Lý?

"quan tâm hơn cả là Chính Trị và Cách Mạng" trên bản vị Dân Tộc mà cỗi gốc là Độc Lập. Vậy nếu không có Tự Kỷ thì không có Tự Chủ và Nhân Chủ thì sẽ không có Độc Lập từ cá nhân cho đến xã hội.

Phải có tổ chức đúng đắn, có đường lối vững chắc với lập trường. Đó là Đảng với chủ trương, đường lối phải-trái như thế nào và thế nào (tìm ra ai) là nhân vật chân chính?

Tất cả để xây dựng nền tảng quốc phòng và khẩu hiệu (công thức) thiết thực.

1.Vậy thì những ai quan tâm đến vận mệnh dân tộc Việt tất phải có một đời sống (quan niệm sống) vững vàng, chân thật. Phải chăng đó cũng là ý nghĩa của "toại kỳ sở nhu" mà Lý Đông A (LĐA) đã nói đến? Đời sống vững vàng không phải chỉ là vật chất mà là cả về tinh thần nữa. Nghĩa là những xao động về tinh thần từ ham muốn vật chất, về hưởng thụ đến những ham muốn tinh thần về quyền lực, địa vị, danh tiếng hay những đe dọa về sợ hãi, hy sinh, thất bại... phải được soi sáng, thấu triệt trước khi lên đường.

Đường Sống Việt là con đường, là lối thoát cho dân tộc Việt trước nguy cơ diệt vong. Nhưng ai là kẻ mở đường? Đó phải là những người có "Tâm" Tu Dưỡng và có nhiệt "Huyết" để đi trên con đường dài vô tận. Có Tâm Huyết cũng chưa đủ nếu không có kiến thức và sự khôn ngoan để nắm bắt thời cơ của lịch sử. Chính Trị và Cách Mạng đòi hỏi sự lý luận và vận dụng các nguyên tắc của Triết học, Sử học và Khoa học.

2.Chỉ có người biết Tu Dưỡng mới nhìn ra người đã có tu dưỡng. Có hiểu nhau mới cộng tác, làm việc chung được và từ đó có tổ chức. Sự chân thật đối với bản thân phải đạt tới trình độ biết mình, biết người vì chỉ có chân thật mới soi sáng dối trá của kẻ thù.

Nếu muốn có một xã hội công bằng, nhân bản, hòa bình thì chính mỗi cá nhân phải có đủ điều kiện và khả năng thực hiện (sống) như vậy thì xã hội mới đạt được. Đó là một khó khăn phải vượt qua vì mỗi người có trình độ tu dưỡng khác nhau.

3.Nếu Chính (sách) và Trị (dân) là mục đích của con người đấu tranh cho dân tộc thì các đảng phái phải tranh đua trên chính sách để toàn dân lựa chọn chứ không phải thi đua trên thủ đoạn, âm mưu bôi xấu, phá hoại... để vươn lên. Tất cả những giả dối chỉ kéo dài sự thiệt hại cho dân tộc và đất nước vì chỉ gây thêm hỗn loạn và thù hận cũng như sự hủy hoại của con người qua nhiều thế hệ. Những nhân vật chính trị giả tạo đó sẽ không thể thay đổi bản chất một khi đã nắm quyền lực (như những người cộng sản đã làm).

Để tìm ra thế nào là "Nhân vật chân chính" là do kết quả của Tu Dưỡng Thắng Nhân với Sinh Mệnh Tâm Lý mà chỉ những ai trải qua mới biết "chính kỳ sở mệnh".

4. Để xây dựng nền tảng quốc phòng thì phải lấy dân làm gốc. Mà nếu cách mạng thực hiện từ Tinh thần gốc, Sinh mệnh gốc, Hành động gốc, Lực lượng gốc phải chăng chính là khối dân tộc thực hiện Cách mạng gốc? Từ đó khẩu hiệu sẽ phát xuất tùy theo thời gian và không gian của vấn đề, biến cố.

Phần 2

LĐA là một nhà tư tưởng như chúng ta đã thấy qua tài liệu ông để lại. LĐA cũng là một nhà hành động. Tuy không gặp thời nhưng ông cũng đã để lại những chi tiết, yếu tố quan trọng về sự thực hiện một cuộc cách mạng đang chờ đợi dân tộc Việt. Đó là lý do ông đưa ra "Đường Sống Việt". LĐA cũng biết từ đống tro tàn của chế độ thối nát, nhân tâm lạc lõng thì mầm mống cách mạng có sẵn nhưng làm sao để có và phát sinh những nhân tố kết hợp thành cuộc cách mạng mong đợi. Con người tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng?

Mở đầu "Đường Sống Việt", LĐA nói đến Chính Trị và Cách Mạng. Vậy ai là người có thể minh bạch về Chính Trị và Cách Mạng một cách minh bạch, kỹ càng với con người, với quốc dân,  vượt lên trên Duy Vật, Duy Tâm, Duy Sinh để thực hiện sinh mệnh phù hợp với nhân cách, nhân luân. Cũng như tiến trình cách mạng phải có chủ trương đúng, chắc: có đường lối (lộ tuyến), có dân tộc, xác định thế nào là độc lập, là dân chủ, là chủ trương về đường lối cách mạng. Từ đó mới phân định được về nhân sự và các tổ chức bạn, đồng minh. Dĩ nhiên tiến trình đó sẽ gặp nhiều khó khăn. Và khó khăn đòi hỏi hy sinh. Và hy sinh đem lại kết quả sau này về quốc phòng mà LĐA gọi là quốc phòng Sắt, Máu... chính vì những hy sinh của giai đoạn tiền cách mạng. Thật giản dị khi nghèo thì bạn phải đổ mồ hôi, sôi máu mắt để vươn lên mà vẫn có thể gặp thất bại nhiều lần trước khi thành công. Khi thành công cũng như khi giàu có thì bạn dễ trở thành hoang phí (như nước Mỹ hiện nay). Đó chính là lý do LĐA đòi hỏi quốc phòng Sắt, quốc phòng Máu... cho dù cách mạng đã thành, chỉ vì để nhắc nhở cái giá thực hiện một cuộc cách mạng chân chính vô cùng khó khăn.

Khó khăn vì không dễ tìm Nhân vật chân chính. Khó khăn vì thực hiện cách mạng Duy Dân phải có con người Duy Dân. Khó khăn vì duy trì một xã hội với công bằng, nhân đạo, nhân cách... đòi hỏi con người tu dưỡng để tiếp tục tận kỳ sở năng, toại kỳ sở nhu để luôn luôn có chính kỳ sở mệnh. Đường Sống Việt không phải chỉ là để thực hiện cuộc cách mạng cứu quốc hay kiến quốc mà con đường sống của dân Việt phải mở ra cho thế giới một lối thoát để sống chung hòa bình, bình đẳng cho nhân loại. Lối thoát đó là đi qua Cơ Năng Hiến Pháp, phổ biến Duy Nhân Cương Thường, Bình Sản Kinh Tế.

Cuộc cách mạng của dân tộc Việt đòi hỏi sự tu dưỡng của Thắng Nhân. Thắng nhân phải thực hiện Trung Tâm Giáo Dưỡng để thay đổi xã hội. Duy Nhân Cương Thường là những nguyên tắc sống chung loài người. Có thiết lập và chấp nhận cương thường thì thế giới hy vọng một cộng đồng nhân loại sống trong trật tự, hòa bình cho dù Cơ Năng Hiến Pháp của mỗi quốc gia có thay đổi theo thời đại thì cũng không ra ngoài cương thường đó. Cuối cùng, cuộc sống của một con người là miếng ăn. Bụng dạ con người chỉ có giới hạn nhưng tại sao có người được 3 bữa mà có người chỉ có một bữa, thậm chí có người không có nước sạch để uống. Tài sản là gì nếu con người không đủ điều kiện sống?

Vậy thì Bình Sản Kinh Tế phải giải quyết được nhu cầu về đời sống căn bản của mỗi cá nhân tức là vấn đề vật chất (thực phẩm, cư trú) phải được bảo đảm để không còn vấn đề tranh chấp tài nguyên nhằm thống trị con người. Khi nhu cầu tranh chấp hay bảo vệ (tài sản, tài nguyên, vật chất...) không còn nữa thì mối đe dọa của chiến tranh, của vũ khí nguyên tử, hóa học...sẽ không còn giá trị nữa.

Phải chăng Đường Sống Việt cũng là đường sống của Nhân loại?

Phần 3

Con người Duy Dân là con người có Tu Dưỡng. Tu Dưỡng đã khó mà thực hiện tư tưởng Duy Dân cho một xã hội, dân tộc lại càng khó hơn vì chưa hề được thử thách trong thời hiện đại khi các trường phái "Duy" trước đây đã thất bại và con người đã chán ngấy các chủ thuyết.

Để thực hiện tư tưởng Duy Dân không thể đem toàn bộ chủ nghĩa ra thuyết giảng như tôn giáo vì chẳng mấy người trí thức hiểu nổi chứ nói gì đến quần chúng.

Trong một thời điểm mà dân Việt đang bị đe dọa bởi nạn Hán hóa, văn hóa bị bôi xóa có kế hoạch bởi ngoại bang trong khi chính quyền Việt chỉ là một bè lũ tham nhũng, bán nước, hại dân. Ngôn ngữ Việt đã bị pha trộn, sửa đổi không còn hệ thống, quy cách. Đời sống vật chất đã biến chất con người không còn lương tâm nhân loại. Ai là người có thể nhận diện chính xác tình trạng của dân tộc, đất nước mới có thể mở ra con đường thoát nạn diệt vong. Nhưng viễn kiến chưa đủ. Có kế hoạch còn đòi hỏi nhân lực, vật lực (tài lực). Đó là điều LĐA không hề nói tới.

Phải chăng điều đó nằm trong phần Sinh Mệnh Tâm Lý?

Để thống nhất các lực lượng dân tộc thì những người lãnh đạo cuộc cách mạng phải tìm hiểu người dân, dân tộc Việt, muốn gì? Không còn là khẩu hiệu "tự do, độc lập, dân chủ, cộng hòa, hạnh phúc...” mà phải đi vào thực tế.

Ai nói rằng VN hiện nay (2021) có nền kinh tế phồn thịnh có trả lời được câu hỏi: "Bạn muốn sống như con người hay con vật?". Bạn sống huy hoàng về vật chất mà đang bị cai trị bởi bè lũ bán nước hại dân. Nếu bạn còn không biết cộng sản bán nước hại dân như thế nào thì đó là chứng cớ chúng trị dân như nuôi súc vật. Người dân trong nước mà có ý kiến khác với đảng cộng sản là bị trù dập. Bạn có ý kiến gì khác?

Chỉ còn con đường đấu tranh.

Trước hết là những con người đi đấu tranh: bạn muốn một nước Việt tương lai như thế nào?

Không phải là Mỹ, Nhật, Pháp, Nga, Tàu... thì "nó" là gì?

Nếu không phải tư bản, không phải cộng sản (tư bản đỏ) thì "nó" là gì?

Là Bhutan, Bắc Âu hay Nam Hàn?

Là các nước nhỏ thì luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nước lớn. Nước lớn rơi vào hỗn loạn thì các nước nhỏ cũng mệt lắm (trường hợp Mỹ 2016-2020). Môi sinh và bệnh tật không phân biệt nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo. Thế giới và nhân loại chỉ yên bình khi các dân tộc, quốc gia không còn tranh chấp quyền lợi kinh tế, chính trị.

Chúng ta đã thấy rất nhiều dân tộc làm cách mạng, đòi độc lập dân tộc... nhưng rồi sau đó cuộc cách mạng rơi vào tay chế độ độc tài (Ai Cập, Sudan, Libya, Nam Phi); hay là nền độc lập thành hình nhưng kinh tế và chính trị lụn bại (Somalia, các nước Phi Châu, Trung Mỹ) khiến dân phải bỏ nước đi tỵ nạn vì chính quyền không đủ khả năng trị quốc.

Vậy lý thuyết nào có thể giải quyết cả kinh tế lẫn chính trị cho con người của thời đại 2000s?

Trần Công Lân

Tháng 4 năm 2021 (Việt lịch 4900)

https://nganlau.com/2021/09/01/duong-song-viet/

 

Đường Sống Việt: Vận Mệnh

 

Mỗi một người sống trên trái đất thành một cá nhân ở trong một xã hội. Xã hội, trên ảnh hưởng của địa dư, của thời đại, của tư tưởng, đã phân ra từng xã hội riêng biệt gọi là Quốc Gia.

Mỗi quốc gia trên sự sinh hoạt vận động lại có liên hệ đến toàn thể loài người mà còn lập nên một giòng lịch sử chung. Cá nhân, xã hội, quốc gia, nhân loại đều có số mệnh riêng, mà mỗi số mệnh của từng Bản Vị kia lại có mật thiết quan hệ với nhau. Cho nên: 

1. XÃ HỘI ĐIỀU CHỈNH 

Số mệnh của mỗi cá nhân hay đời sống của mỗi người là do xã hội thu xếp đặt định nên, điều hoà và chỉnh đốn cho ăn khớp với nhau”. 

Con người tồn tại nhờ kết thành xã hội và xã hội giúp con người thăng tiến. Con người có thể chọn xã hội để gia nhập (dy dân, tỵ nạn...) và mỗi xã hội có những nề nếp, tục lệ... để điều hòa, chỉnh đốn sinh hoạt hàng ngày. Khi con người gia nhập một xã hội, hắn chỉ có thể nương theo để hội nhập và phát triển. Khi quen thuộc với xã hội mới là khi hắn có thể đóng góp để cải tiến xã hội. Nếu sự đóng góp càng nhiều, càng lớn lao thì càng có cơ hội thay đổi vận mệnh của xã hội, quốc gia đó.  

2. QUỐC GIA QUI ĐỊNH 

“Số mệnh của xã hội do đời sống quốc gia quy định nên”.

Khi xã hội thành hình, nhu cầu thiết lập quốc gia xuất hiện với nền tảng căn bản là Hiến Pháp. Hiến pháp là văn bản đại diện xác nhận sự thành hình của quốc gia đối với quốc tế. Hiến pháp quyết các sinh hoạt xã hội theo mẫu mực đã được chọn lựa: thịnh vượng hay suy yếu, hòa bình hay chiến tranh là do sinh hoạt xã hội của quốc gia đó quy định. 

3. LIÊN BANG HIỆP LỰC 

“Nhưng đời sống quốc gia phải hiệp lực với đời sống của các quốc gia khác, và toàn thể loài người bao giờ cũng có những tương hợp giữa quốc gia và nhân loại”. 

Nếu con người sống trong một xã hội có đụng chạm, xung đột, bất hòa...thì tương quan giữa các quốc gia cũng vậy. Do đó trên tầm vóc quốc gia, các chính quyền phải tìm cách hợp lực giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng thế giới. Có như vậy thì hòa bình thế giới mới được duy trì và sự tồn vong của nhân loại mới được bảo đảm.

Khi một quốc gia đặt quyền lợi riêng (dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, lịch sử....) để áp bức, đe dọa, xâm chiếm nước khác tạo đe dọa chiến tranh thế giới có thể tiêu diệt nền văn minh nhân loại.

Khi tài nguyên thiên nhiên phân phối không đồng đều vì điều kiện địa dư. Những quốc gia có lợi thế về tài nguyên có bổn phận giúp đỡ và chia xẻ trách nhiệm để giúp đỡ những quốc gia kém may mắn. Sự lơ là, ích kỷ hay mưu đồ lợi dụng sự yếu kém về tài nguyên sẽ không đem lại ích lợi kinh tế hay chính trị khi bệnh tật, nạn đói, chiến tranh xảy ra thì không có một hàng rào kinh tế quân sự nào có thể ngăn cản sự lan tràn. Và nếu những tai biến có thể hủy diệt một quốc gia, dân tộc thì cũng có thể hủy diệt nhân loại.

Do đó sự hợp lực giữa các quốc gia cần có để bảo đảm nền hòa bình thế giới là cần thiết. 

4. NHÂN LOẠI TỔ THÀNH 

“Đời sống quốc gia và nhân loại kết thành đời sống lịch sử loài người. Đời sống loài người không phục tùng một luật tắc thiên nhiên riêng biệt. Nó là sức sống của loài người đặt định nên. Nó phải do loài người thúc đẩy và chi phối lấy.

Nếu không, số mệnh sẽ bị phụ thuộc tức là nô lệ, làm sao nói đến chủ trương độc lập được?” 

Khi số phận của nhân loại khởi đi từ vận mệnh của mỗi con người thì Tu Dưỡng Thắng Nhân phải chăng là đầu mối của xã hội, quốc gia, nhân loại? Và con người phải tìm hiểu "Sinh Mệnh Tâm lý" của mình?

Do đó để hiểu tư tưởng LĐA là phải hiểu Tu Dưỡng Thắng Nhân và thực hiện trong cuộc sống qua "sống đúng, sống biết, sống thực" cũng như phải biết Sinh Mệnh Tâm lý của mình và người trong suốt tiến trình sinh tồn của nhân loại.

Và đời sống con người, loài người vẫn là tự kỷ- ỷ tha - động tha với Nhiên- Nhân- Dân thống nhất… như vậy chúng ta trở về những quy luật nền tảng căn bản của Duy Dân.

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Ghi chú: Những chữ trong mặc kép trích từ tài liệu Đường Sống Việt của Lý Đông A

https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2018/03/duongsongviet-versionlayoutednov2016.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2019/06/01/duong-song-viet-van-menh/

 

 

 

Đường Sống Việt: Độc Lập

1. ĐỘC LẬP THỰC TẠI

“Độc Lập nghĩa là tự mình sống, tự mình làm, tự mình thu xếp, đặt định lấy bước đi cho đúng nơi ăn chốn ở của mình, tự mình theo trí nghĩ của mình mà làm, tự có hướng sống mà mình vạch sẵn. Độc Lập như thế nghĩa là không để ai can thiệp, không dúng vào được những hành vi cử động của mình; và nhất là không một ai có thể dự vào mà tìm cách làm sai lạc nguy hại cho đời sống của mình. Độc lập theo đúng ý nghĩa ấy mới thật là độc lập hẳn hoi, Độc Lập Thực Tại”. 

Trước khi có độc lập Dân Tộc thì mỗi cá nhân của tập thể dân tộc phải có ý thức tự chủ. Nếu đời sống hàng ngày của bạn còn nương tựa vào những ham muốn, đòi hỏi xa hoa… mà khả năng của bạn không thực hiện được, có nghĩa phải nương nhờ kẻ khác hay thờ ơ với đời sống, không biết phải làm gì. Đó là bạn đã mất độc lập rồi đó. Khi mỗi cá nhân đã tự đánh mất sự độc lập, tự chủ của mình thì cả dân tộc sẽ không còn khả năng tự quyết sinh mệnh của tập thể dân tộc và quốc gia sẽ suy vong. 

2. ĐỘC LẬP CĂN BẢN

“Độc lập phải có cỗi gốc tự dân chúng. Phải do dân chúng toàn thể tự mình gây lấy nền độc lập ấy. Dân chúng tự mình xét xử lấy đời sống của mình. Cái gì quy định, đặt rõ lấy quy mô mẫu mực, cách thức cho đời sống của dân chúng, đó là chính thể là hình vẽ của nền chính trị. Cái chính thể ấy phải tự dân chúng tự quyết lấy, thì nền Độc Lập mới gọi là có Căn Bản được”. 

Tinh thần độc lập phải được chia xẻ cùng mọi người trong tập thể, trong xã hội trên tinh thần bình đẳng, không ép buộc, dọa dẫm, mua chuộc hay khủng bố. Tính chất công bằng, bác ái phải được thực hiện giữa con người với nhau trước khi bất kỳ một luật lệ hay Hiến Pháp nào xen vào. Nếu con người không đối xử với nhau qua tình người (nhân đạo) thì cho dù luật lệ nghiêm khắc, chu đáo đến đâu cũng không đem lại hòa bình, hạnh phúc cho xã hội. Đã có tư tưởng độc lập thì không thể bị đe dọa, mua chuộc hay khuất phục bởi thế lực quốc tế bên ngoài. 

3. ĐỘC LẬP CHÂN CHÍNH

“Nền độc lập ấy phải có giá trị đối với các nòi giống dân tộc khác, phải bằng sự tranh đấu mà đạt tới làm cho được công nhận, hoặc phải bằng sự khôi phục cái cốt cách sẵn có khiến toàn thế giới đồng tình mà kết nạp. Quốc tế phải chân thành mà công nhận trên ba điều là:

a. Dân tộc tự mình có năng lực tự quyết lấy sự sống còn.

b. Dân tộc tự mình có quyền lợi ngang hàng.

c. Dân tộc tự mình có một danh dự của quốc dân đối với các quốc dân khác. 

Điều quan trọng là nơi quốc tế công nhận cái chủ quyền của nhân dân trên lãnh thổ mình đang sống.

Độc lập như vậy mới là độc lập chân thực, chính cốt, Độc Lập Chân Chính”. 

Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia mới xuất hiện đòi độc lập. Chuyện khác biệt chính kiến, ngôn ngữ ,văn hóa, tôn giáo... chỉ là lý do của các nhà chính trị đưa ra để mê hoặc, khích động quần chúng. Liệu người dân có đủ khả năng để nhận diện một nền độc lập chân chính hay không?

Hãy nhìn các nước Phi Châu (Yemen, Sudan, Somalia, Libya..) và các nước Trung Mỹ  (El-salvador, Honduras, Guatemala...) khi chính quyền không điều hành nổi quốc gia khiến dân chúng phải bỏ đi vì thiếu an ninh, việc làm ... thì "độc lập" để làm gì nếu chính quyền không đứng vững nổi? Hay vẫn làm chủ nhưng không thể làm gì khác cho dân?

Vậy khi đòi độc lập thì người dân, đảng có ý thức khả năng quản trị đất nước sẽ như thế nào hay chỉ là “đi ăn mày” như CSVN hiện nay? 

4. ĐỘC LẬP SIÊU NHIÊN

“Độc lập không phải chỉ có đất đai, đời sống bình thường và những công nhận chủ quyền trên quốc tế. Độc lập còn phải tính đến cả việc không bị lệ thuộc vào văn hoá ngoại lai. Đời sống tinh thần phải được hoàn toàn từ trí nghĩ, từ suy tưởng của mình, đặt định xây dựng trên cái cốt cách của mình; và như thế vạch một chính nghĩa xứng đáng, thích hợp đưa dẫn đời sống. 

Độc lập như thế là linh hồn được giải phóng, quốc hồn được cởi mở, và tự mình đào tạo lấy văn minh độc đặc của mình, nắm giữ và vận dụng được. Đó là nền độc lập cao cả nhất, bao trùm hết. Một nền Độc Lập Siêu Nhiên”. 

Thế nào là siêu nhiên?

Khi con người Tu Dưỡng vượt qua mức độ của vật chất của Hình Nhi Hạ (đất đai, tài sản, ăn uống bình thường, những quyền, luật thông thưởng của xã hội) để nhìn vào thế giới quan của Hình Nhi Thượng để thấy những gì thực sự cần thiết và thăng hoa cuộc sống con người trong mọi mặt của đời sống.

Thí dụ như ăn uống:

Con người ăn để sống nhưng khi thực phẩm dư thừa, con người bắt đầu đi vào phung phí với những món ăn cầu kỳ. Và khi giao thông và sự bảo quản thức ăn phát triển, các món ăn của các quốc gia được phổ biến rộng rãi đã khuyến khích con người tiêu phí năng lực vào kỹ nghệ thực phẩm thay vì dành thì giờ cho Tu Dưỡng. 

Thí dụ về giải trí:

Mỗi xã hội có nền văn hóa riêng: nghệ thuật, ca nhạc, hội họa, điêu khắc, giải trí…. Nhưng nếu con người nghệ sĩ thiếu Tu Dưỡng thì có những sáng tác chỉ thuần vay mượn, cóp nhặt để làm tiền, gây tiếng vang hơn là thực chất sáng tạo, giáo dục…  Kỹ thuật truyền thanh, truyền hình giúp cho các sản phẩm phổ biến nhanh hơn, hấp dẫn hơn nhưng không thay đổi bản chất của sản phẩm trong việc giúp con người “sống biết, sống đúng, sống thực”. 

Thí dụ về kinh tế:

Chủ nghĩa tư bản dựa vào phát triển kinh tế đem lại đời sống thịnh vượng cho người dân. Khởi đi từ việc chiếm thuộc địa, nguyên liệu… cho đến gây ảnh hưởng chính trị để chiếm thị trường. Nền dân chủ suy vong khi các nước nhỏ, tuy độc lập, dân chủ nhưng bị kiềm chế về mặt kinh tế, tài chánh. Một khi cấu trúc kinh tế theo mô hình tư bản (như là thị trường chứng khoán) thì mọi ảnh hưởng về phát triển (growth) lãi suất (rate) trái phiếu (bond)… quyết định sinh tồn của một chính quyền. Khi chính quyền liên tiếp thất bại vì kinh tế thì đất nước rối loạn. Ngày nay, hàng năm, các nhà lãnh đạo thế giới về kinh tế, tài chánh, xã hội…họp tại Davos, Thụy Sĩ, để tìm cách giải quyết những vấn đề của thế giới? Giải quyết như thế nào khi lòng tham của con người vô tận?

Chỉ khi nào linh hồn con người, cá nhân, được giải phóng khỏi vướng mắc của đời sống vật chất và xã hội vượt lên trên các tranh chấp về tài nguyên, lãnh thổ, để bảo tồn thiên nhiên và giúp thế giới sống hòa bình thì con người mới an tâm với hiện tại hiện tiền. Tiến trình này đòi hỏi từng bước một để mỗi cá nhân ý thức và thử nghiệm trong cuộc sống của chính mình: những gì chính đáng, cần thiết (toại kỳ sở nhu) cho đời sống con người và xã hội. Rồi con người có thực lòng (tận kỳ sở năng) để tìm hiểu vấn đề gây trở ngại cho sự sinh tồn của nhân loại. Từ đó mỗi cá nhân mới ý thức vai trò bản thân (chính kỳ sở mệnh) không còn trong giới hạn quốc gia mà là phạm vi quốc tế, nhân loại. 

Tinh thần độc lập của mỗi con người, xã hội, quốc gia vẫn còn nhưng đã vượt lên chi phối của thiên nhiên. Đó là siêu nhiên.

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Ghi chú: Những chữ trong mặc kép trích từ tài liệu Đường Sống Việt của Lý Đông A

https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2018/03/duongsongviet-versionlayoutednov2016.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2019/06/01/duong-song-viet-doc-lap/

 

Đường Sống Việt: Dân Tộc

 

1. “Toàn Dân Thực Thể”“Làm sao cho cốt cách phải do toàn dân lập nên. Cái nền tảng nào lấy đặc tính dân tộc ở toàn dân, phải thấy sự hợp nhất của toàn dân trong bản vị dân tộc ấy”. 

2. “Sinh Mệnh Thực Thể”

“Gây nên một đời sống thực, sống chính đáng. Đời sống sinh mệnh của Dân Tộc phải được hiểu biết đích xác. Dân Tộc ta thấy rõ ràng có đủ sức sống và sống hẳn hoi chính đáng”. 

3. “Tiến Hóa Thực Thể”

“Lập nên một đường lối tiến hoá thật rõ ràng. Sức sống đó theo một đường tiến hoá vạch sẵn rõ ràng. Đó là một phương hướng nhận định của Dân Tộc. Phải chủ trương một cuộc tiến hoá không ngừng của Dân Tộc”. 

4. “Chính Nghĩa Thực Thể”

“Phải do một chính nghĩa bao trùm dẫn dắt. Phải định rõ cái ý nghĩa chính đáng, nó chỉ nẻo cho đời sống Dân Tộc. Không có một chính nghĩa, không lấy y cứ đâu mà đặt định cái sinh mệnh và bước tiến hoá được. Đời sống và bước tiến hoá của Dân Tộc không thể nào mù quáng vô chủ định được. Cho nên, ta phải lấy một chính nghĩa toàn vẹn đầy đủ làm mục đích chính, làm cái tiêu chuẩn cho hành vi Dân Tộc. 

Không nói đến Dân Tộc, không lấy Dân Tộc làm lý nhẽ đấu tranh, chỉ chú trọng Cách Mạng, sẽ không có một căn cứ nào vững vàng, sẽ lông bông vô ý nghĩa.

Chủ trương Dân Tộc mà không chú ý tới toàn dân, không vận động tới toàn dân, không tìm sức đấu tranh đến cả chính toàn dân, thì chủ trương đó chỉ là đầu cơ, quan liêu vô ý thức.

Nói đến Dân Tộc, đặt nền tảng ở toàn dân mà không nghĩ đến sự sống còn của toàn dân, thứ nhất không có một chính nghĩa làm mức độ cho sự sống còn tiến hoá kia, thì thật là thứ chủ trương mù quáng, ngây ngô, đi đến lầm lỡ, sai lạc, không còn hối tiếc được.

Cho nên có thể nói: không đứng trên nền tảng làm dân, không làm theo mục đích của trung tâm, để sai lạc mất phương hướng, lại phá hoại tiêu chuẩn, đó là phá hoại Dân Tộc, lạc giòng và vô loại”.   

LĐA đã nhìn thấy VN b phân hóa thành 3 miền dưới thời Pháp thuộc, sự phân hóa đó làm giảm thiểu sức mạnh và sự đn kết dân tộc. Một thực thể dân tộc không thể là Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ mà chỉ có VN. Bản vị dân tộc cần được xác định lại, tiếng Việt chỉ là một, còn phát âm theo từng miền, vùng là đc tính riêng. Không vì những đặc tính địa phương mà đem lên làm chủ thể của quốc gia, dân tộc.

Nói đến Sinh Mệnh thực thể của dân tộc, phải chăng LĐA muốn nhắc đến bài học của tiền nhân: nước nhỏ, dân ít thì phải sống theo thời, sống với thực thể địa lý của quốc gia, biết qua khứ để nhắm đến tương lai. Nếu một cá nhân tu dưỡng để biết sinh mệnh của bản thân thì cả dân tộc cũng cần nương theo đó để sinh tồn. Đó cũng là lý do tại sao tiền nhân chúng ta sống đơn giản, không xây dựng những công trình đồ sộ chỉ hao phí tài nguyên, nhân sự.

LĐA khi đưa ra nguyên tắc Nhiên-Nhân-Dân để nhìn thấy đất nước VN chỉ có thế. Muốn tiến hóa phải nhìn vào thực tại, thực trạng của đất nước. Cuộc CM Duy Dân mà LĐA đưa ra một khung sườn cho sự tiến hóa của dân tộc Việt. Thời cơ đã không thuận tiện cho giai đoạn 1940s khiến LĐA đã phải nhìn về tương lai của thời đại 2000s để sức sống của dân tộc phải được kết thành cơ năng, bản vị để tiến hóa với nhân loại.

Muốn tiến hóa thực thể phải có chính nghĩa thực thể. Chính nghĩa đó là lý tưởng Duy Dân. Duy Dân phải được thực hiện từ đáy tầng. Không thể từ đảng, chiếm chính quyền và ban hành từ thượng tầng xã hội xuống đáy tầng. Có toàn dân tham dự thì dân chủ mới thực hiện và công cuộc kiến thiết CM mới thành công. Nếu không CM chỉ là cơ hội mở ra cho các phe phái tranh dành quyền lực và đưa đất nước suy thoái.

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Nguồn: https://nganlau.com/2019/05/24/duong-song-viet-dan-toc/

 

Đường Sống Việt: Dân Chủ

1. DÂN CHỦ TRỰC TIẾP 

“Một nền dân chủ chính đáng phải có ý nghĩa chân thành của nó ở ngay chính chữ Dân Chủ, là dân tự nắm lấy, tự chủ trương lên, không thể do một đảng phái nào làm sai lạc, lợi dụng. Các cơ quan do dân bầu ra phải là chính dân tự chọn, tự cử lên, không thể do người nào trong đảng phái hay bất cứ tổ chức nào xâm nhập đầu cơ lũng đoạn. Đến pháp luật thì phải tự dân sáng chế ra, mà lại có quyền công nhận hay bãi bỏ. Đó là quyền phủ quyết. Nền dân chủ như thế là thẳng tự tay dân chúng nắm giữ lấy gọi là Dân Chủ Trực Tiếp”. 

Cái khó khăn của nền dân chủ trực tiếp là mỗi người dân phải tham dự, cho dù bạn không biết những chi tiết chuyên môn- nhưng sẽ có người chuyên môn giúp bạn. Bạn không thể vì bất cứ lý do gì từ chối hay tìm cách ủy quyền qua "bỏ phiếu, chọn đại diện". Vì mỗi lần qua "đại diện" là tiềm năng dân chủ giảm đi. Một khi giao phó trách nhiệm quyết định về sinh hoạt chung (chính trị, kinh tế...) con người trở nên ỷ lại và khi người đại diện (dân biểu, thượng nghị sĩ) đi ngược lại nguyện vọng của người dân thì luật lệ, thủ tục nào để sửa đổi? Để tránh rắc rối, đôi khi con người lại tạo nên những rắc rối trầm trọng hơn. 

Đời sống con người có 24 giờ/ngày. Con người sẽ Tu Dưỡng Thắng Nhân như thế nào để làm việc (8 giờ/ngày), ngủ (8 giờ/ngày) và còn 8 giờ cho sinh hoạt khác. Sự kiện các nước tư bản (Mỹ, Anh, Nhật…) đi vào tình trạng lão hóa (aging) vì dân số suy thoái: người già sống lâu, người trẻ lo làm việc quá sức (12-16 giờ/ngày) hay lo hưởng thụ và việc lập gia đình, nuôi con trở thành gánh nặng: Sinh xuất giảm.

Trong khi tại Pháp, Tổng Thống Macron bãi bỏ thuế cho giới nhà giàu thì công đoàn biểu tình đình công đòi tăng lương vì không đủ sống. Tổng Tống Macron sẵn sàng đối thoại với công nhân nhưng câu hỏi "các bạn muốn thay đổi như thế nào?" cho thấy tầng lớp ưu tú nắm quyền cai trị đã không tìm ra đường lối thích ứng với tình thế khi sự bất bình đẳng về kinh tế giữa giàu-nghèo quá xa. Khi tầng lớp trí thức đã bế tắc thì giới lao động, đáy tầng làm sao có khả năng giải quyết toàn bộ những vấn đề của xã hội, quốc gia? 

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm giảm gánh nặng của mỗi công nhân trong tiến trình sản xuất và giúp con người có thì giờ nhàn rỗi để thưởng thức cuộc sống. Thay vì nhìn vào sự cân bằng trong đời sống con người, xã hội và thiên nhiên … con người quay ra hưởng thụ. Sự bất bình đẳng trong một xã hội, giữa các quốc gia -- gây ra chiến tranh, di dân. Khi những người từ các xã hội, quốc gia nhược tiểu tràn sang các xã hội, quốc gia khác thì không thể thực hiện dân chủ trực tiếp được.

Dân chủ trực tiếp đòi hỏi giáo dục.

Giáo dục đòi hỏi triết học.

Triết học nào giải quyết những vấn nạn của con người và nhân loại?

Phải chăng Duy Dân là con đường duy nhất để giải quyết những vấn nạn của loài người. 

2. DÂN CHỦ TOÀN DÂN 

“Một nền dân chủ dựng dõi nên là cốt để toàn dân được hưởng. Nó phải thấm suốt đến tận mọi người dân, mà nó phải tự sức toàn dân nắm lấy, chi phối lấy.

Nếu chia dân ra thành từng giai cấp, mà lấy một giai cấp nào riêng biệt nắm giữ chính quyền, đặt định ra pháp luật, thiết định lề lối tổ chức, đấy là độc tài, không phải dân chủ chân chính.

Nếu đặt định ra xã hội giàu nghèo, giành quyền lợi nhiều hơn cho người giàu, để ảnh hưởng của tiền bạc xâm nhập vào chính quyền, thì dù hình thức dân chủ nào, thứ dân chủ ấy chỉ là bị mua chuộc, lũng đoạn, không phải ở toàn dân.

Hoặc lại còn thứ dân chủ nào xây dựng nên do một thế lực đàn áp, bắt buộc dân chúng phải theo, phải hợp vào nền dân chủ ấy, nếu có ý của toàn dân cũng là giả hiệu”.

Cho nên Dân Chủ của Toàn Dân không có giai cấp chuyên chính, không có kim tiền lũng đoạn, không có thế lực uy hiếp. 

Trong một quốc gia, nền dân chủ dựng nên trên căn bản một Hiến Pháp. Sự bất đồng khi xã hội bao gồm nhiều thành phần khác biệt (giáo dục, tôn giáo, giàu nghèo...) và mỗi cá nhân phát triển theo chiều hướng khác nhau (Sinh Mệnh Tâm Lý và Tu Dưỡng Thắng Nhân) qua những chu kỳ không thống nhất. Trong khi Hiến Pháp là những luật lệ tổng quát, khúc mắc, thiếu chính xác và khó thay đổi. Con người thay đổi nhanh hơn luật pháp (Hiến Pháp).Vậy có giải pháp nào giúp Hiến Pháp, luật pháp thích ứng với sự thay đổi kiến thức của con người? Bạn nghĩ gì về một "Cơ Năng Hiến Pháp"? 

3. DÂN CHỦ THỰC TẠI 

“Muốn trở nên dân chủ có thực, có hẳn trên đất đai mình đang sống, thì quyền người dân, chính người dân phải được nắm giữ trong tay. Cái gì bảo chướng thực tế nhất cho sự sống còn, đó là nền tảng kinh tế. Cho nên phải có một tổ chức kinh tế làm sao cho được bình đẳng (Kinh Tế Bình Sản). Mỗi người dân tự mình đã có một sản lượng ngang nhau mới khỏi bị lũng đoạn. Thêm nữa, trên sự tổ chức nên xã hội, sự hợp tác Nam và Nữ cũng là cần thiết. Sự chênh lệch giữa Nam và Nữ, sự ưu đãi riêng biệt phái nào phải gạt bỏ đi. Phải có sự hợp tác giữa Nam và Nữ, thì nền Dân chủ mới có thực tế ý nghĩa được”. 

Con người có khả năng suy nghĩ và hành động: Thiện hay Ác. Nếu Tu Dưỡng Thắng Nhân và Sinh Mệnh Tâm Lý là con đường của một cá thể theo đuổi thì làm sao giữ cho hắn khỏi đi lạn quạng, quẹo trái hay phải tùy theo hứng?

Một trong những cám dỗ để lôi cuốn con người vào ngả rẽ "tham vọng" là vật chất, của cải, tiền bạc, tài sản .... Cho dù Duy Nhân Cương Thường là rào cản, làm sao ngăn chận cá nhân vượt rào, chiếm đoạt tài sản và trở lại tiếp tục con đường Tu Dưỡng Thắng Nhân?

Như vậy sự xuất hiện của Bình Sản Kinh Tế là một hàng rào thứ hai để con người suy nghĩ kỹ hơn trước khi vi phạm luật pháp, Hiến Pháp.

Xã hội là nơi con người kết hợp với nhau, cụ thể là gia đình: sự phối hợp Nam- Nữ. Nếu không có Trinh-Bình-Hòa thì liên hệ Nam- Nữ thiếu tính khách quan, bình đẳng mà thường chỉ là sự chiếm đoạt, chinh phục, đôi khi là ép buộc, lừa gạt, mua chuộc...

Vậy nếu tương quan Nam-Nữ trong một xã hội để kết thành đơn vị (bản vị) của quốc gia đã chớm ung thối thì xã hội và quốc gia đó có thể xây dựng và phát triển những gì? Rồi sẽ đi về đâu? 

4. DÂN CHỦ NHÂN CHỦ 

“Một đời sống của con người sở dĩ đáng sống và sống xứng đáng là giải quyết được ba vấn đề:

- Cơ Hội xảy đến biết đối phó, biết lợi dụng và biết trước mà đón, để nó khỏi lầm lỡ, hỏng việc, sai biệt chương trình đời sống.

- Nghĩa Vụ mọi người dân phải gánh vác đối với xã hội phải sao cho được thấu hiểu, được nhìn nhận một cách thanh thản; nó không thể thành sự ép uổng mà nó cũng không thành một sự buông thả phó mặc.

- Quyền Lợi được hưởng, đáng hưởng, phải hưởng sẽ không vì riêng ai. 

Nền dân chủ phải có bảo chướng, phải trên sự giải quyết cho con người trên ba điểm cần thiết: cơ hội, nghĩa vụ, quyền lợi. Mà phải giải quyết ngang nhau cùng một lúc, như chỉ giải quyết có một vấn đề vậy. Thế có nghĩa là cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi ấy phải thống nhất.

Có như thế thì nền Dân Chủ ấy mới thực hẳn là dân chủ, một nền dân chủ kết nên do những người dân có đầy đủ quyền năng đối với đời sống mình, đó gọi là Dân Chủ Nhân Chủ.

Nền dân chủ ấy còn phải Nhân Chủ ở chỗ thiết lập loài người ở một bản vị riêng biệt, không chịu sự chi phối của thiên nhiên. Tự loài người có thể tự hiểu lấy đời sống phải sống như thế nào. Cần gì? Làm gì? và Nghĩ gì? Tự mình mình hiểu và nắm giữ, vận dụng hoàn toàn đời sống đó.

Chính trị đặt định nên, chính là để đưa dẫn con đường sống ấy cho phải đường, cho đáng vẻ làm người, giữ được vững vàng lẽ sống, còn, nối, tiến, hoá. Chính trị như thế gọi là Thiết Giáo”. 

Con người sinh ra có thể bình đẳng về thể chất nhưng rõ ràng bất bình đẳng về tinh thần (không nói về các trường hợp khuyết tật, di truyền về thể chất hay tâm lý).

Nếu con người sinh ra với cơ thể giống nhau thì về tâm hồn con người có thể là: thiện, ác hay vô k(không thiện, không ác).

Thế nhưng khi lớn lên, con người biến đổi. Một phần do ảnh hưởng xã hội, một phần do bản thân quyết định.

Nghĩa vụ và quyền lợi có thể đặt định từ xã hội, quốc gia nhưng cơ hội tạo sự khác biệt giữa các cá nhân. Cơ hội có thể do con người tự tạo nhưng cũng có thể do bên ngoài xã hội đưa tới.

Vậy con người sẽ có hay không tu dưỡng để có thể "tự tạo" hay biết thời cơ mà "nắm" lấy cơ hội?

Trong mọi xã hội, quốc gia, bất kể văn hóa, chính trị, tôn giáo...chúng ta thấy trong mọi xã hội đều có những thành phần ỷ lại, lợi dụng, ăn bám xã hội (không nói tới những thành phần bệnh tâm thần, khuyết tật). Để xây dựng một xã hội lành mạnh thì những thành phần kể trên không đóng góp gì cho nền dân chủ của một xã hội, quốc gia thì như vậy cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi sẽ không ích lợi gì khi tính Nhân Chủ đã không thể hiện từ mỗi con người.

Khi 95% con người trong một quốc gia phải đối phó với 5% không đóng góp mà còn phá hoại tiến trình xây dựng dân chủ thì phương thức giáo dục nào sẽ cần đến mà không phải là nhà tù hay hình phạt?

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Ghi chú: Những chữ trong mặc kép trích từ tài liệu Đường Sống Việt của Lý Đông A

https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2018/03/duongsongviet-versionlayoutednov2016.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2019/05/24/duong-song-viet-dan-chu/

 


Đường Sống Việt: Chính Trị

 

Mọi người dân Việt đứng trước sự thúc bách của thời đại, của chính đời sống mình, phải nhận thức được bổn phận, tìm tòi được đường lối, để quyết định một cử động lớn lao.

Tập Đường Sống Việt nêu lên những công việc cần thiết phải làm, cùng đường lối phải theo, sẽ đưa từng người đến cửa ngõ của giác ngộ Cách Mạng. 

Một Đường Sống Việt cho vững vàng chân thật.

Vấn đề phải quan tâm là Chính Trị Cách Mạng

A . “Nói tới Chính Trị và Cách Mạng là phải nói tới Dân Tộc là vì bản vị bao giờ cũng là Dân tộc. Mà công việc Chính Trị và Cách Mạng là phải phục vụ cho Dân Tộc. Ta cần biết làm thế nào để đứng được trên bản vị Dân Tộc đó.

Phục vụ Dân Tộc là đưa Dân Tộc đến cõi gốc Độc Lập, trong tổ chức Dân Chủ, để đặt định Vận Mệnh của quốc dân. Cái ý nghĩa độc lập, vận mệnh và dân chủ phải phân tách cho rõ ràng thấu suốt”. 

Dân tộc là tập thể những người đơn hay đa chủng sống trên cùng lãnh thổ, cùng văn hóa, lịch sử và chấp nhận những quy luật sống chung qua Hiến Pháp.  Nhưng cá nhân (con người) sẽ như thế nào?

Bạn có quan tâm đến chính trị không?

Làm sao để mọi người dân ý thức được “chính trị” là sinh hoạt hàng ngày trong đời sống của con người?

Nhiệm vụ của Duy Dân là đánh thức mỗi con người VN ý thức được “dân chủ” “độc lập”, “quốc phòng”, “kinh tế”… không có gì cao xa, ghê gớm mà đó chính là những gì họ (người dân) phải đối diện hàng ngày để có miếng cơm manh áo. Giúp cho họ hiểu tức là đã đem Duy Dân vào đáy tầng. Một khi đã ý thức, người dân sẽ đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Một khi tầng lớp lãnh đạo không có câu trả lời thích đáng cho người dân thì cơ hội cách mạng sẽ xảy ra. 

B . “Nhưng công cuộc phục vụ cho Dân Tộc mà muốn được tiến mạnh, có thúc đẩy đúng đắn, có khung cảnh đường lối vững vàng chắc chắn, phải có một tổ chức theo một lập trường, đó là Đảng. 

Không phải bất cứ người dân nào cũng thấu suốt những vấn đề của đất nước, dân tộc. Để giải quyết bế tắc của một dân tộc qua nhiều thế hệ đòi hỏi suy nghĩ thấu suốt, triệt để qua tầm nhìn, lý luận của triết học để thành một chủ nghĩa và thực hiện bởi tổ chức (đảng). Vậy nếu có đảng thì đảng viên (con người) sẽ như thế nào?

Đảng là tập hợp của những con người có quyết tâm, có thiện chí và tinh thần hy sinh, tu dưỡng cao độ.

Lịch sử đã cho thấy các cuộc cách mạng trên thế giới xảy ra và rồi suy thoái vì thiếu nền tảng vững chắc hay xây dựng con người cách mạng đúng nghĩa.

Vì vậy Duy Dân đã đặt trọng tâm vào Tu Dưỡng Thắng Nhân và tuy LĐA đã viết rất chi tiết về Tổ Đảng, chủ trương của Duy Dân không đặt nặng việc nắm quyền. 

C . “Nói đến Đảng là nói đến Chủ Trương, Đường Lối phải trái như thế nào, và thế nào là Nhân Vật chân chính”? 

Vậy thế nào là nhân vật (con người) chân chính để chọn chủ trương, đường lối?

Trong “Tu Dưỡng Thắng Nhân” (TDTN) LĐA không đưa ra chương trình rõ rệt như học đường, nghĩa là có lớp, thời gian và nếu đã đi qua là coi như thông suốt.  TDTN không phải như vậy. Đó là “sống biết, sống đúng, sống thực” và như vậy nó kéo dài suốt cuộc đời của một con người. Đó là nhân vật “chính’’ để thực hiện tư tưởng Duy Dân (LĐA). Đó không phải là đảng trưởng, lãnh tụ… như các đảng chính trị trong quá khứ.

Đảng chính trị thường dựa vào chính sách (policy) hay chủ trương, đường lối của tầng lớp ưu tú (elite) và khi không đáp ứng nhu cầu quần chúng, xã hội đòi hỏi -- tầng lớp ưu tú phản ứng theo thông lệ: khả năng và kiến thức của họ. Yếu tố dân (đáy tầng) biến mất.

LĐA không đi vào “chủ trương”  đường lối” của  đảng  mà chỉ nhấn mạnh đến “Gốc”.

“Tất cả để xây dựng nên một nền tảng Quốc Phòng và toả ra những Khẩu Hiệu thiết thực”.

Vậy thì "xây dựng một nền tảng quốc phòng" và "khẩu hiệu" đều do con người thực hiện:

Con người là quan trọng. Vậy người Việt phải biết gì, làm gì?

I. CHÍNH TRỊ 

1. CHÍNH TRỊ CÔNG DÂN 

“Người là một động vật và hơn các động vật khác là người biết tổ chức đời sống mình, biết tìm cách làm tồn tại giòng giống mình. NGƯỜI, vì thế gọi là chính trị động vật. Chính trị xem đó là cái điểm đặc biệt biểu hiện rõ sự sống và giá trị con người của quốc gia. Làm người, nhất là làm quốc dân, phải đứng dậy phục vụ cho quốc gia, phải tham dự chính trị, vì không thế thì không bảo là hơn loài vật được”. 

Vậy con người sống trong một xã hội, quốc gia, đương nhiên có bổn phận chính trị trước khi có Hiến Pháp, bất kể sắc tộc, trình độ học vấn, nam hay nữ, khỏe mạnh hay khuyết tật...

Không vì một lý do gì con người hưởng quyền lợi do xã hội, quốc gia đem lại mà từ chối trách nhiệm đóng góp cho xã hội, quốc gia (đóng thuế, quân sự...).

Tuy con người ưu việt hơn các động vật khác nhưng không vì thế tận diệt các loài khác. Khi thiên nhiên nuôi dưỡng muôn loài thì sự bình đẳng giữa muôn loài cần duy trì để bảo vệ sự phát triển của thiên nhiên. Con người không thể dựa vào lòng tham (phát triển khoa học hay kinh tế) để hủy diệt thiên nhiên. Và như vậy con người phải có ý thức chính trị trong cuộc sống hàng ngày. 

2. CHÍNH TRỊ HẰNG NGÀY 

“Chính trị không phải là công việc cao siêu ghê gớm, lớn lao, khó khăn, xa lạ. Chính trị ở ngay trong đời sống hàng ngày của mình, ở ngay cơm áo. Đói rét mà chịu một bề, nhục nhã mà cúi đầu im lặng, không biết đứng dậy đòi lấy sự sống còn, mà xếp đặt cho quốc gia được no ấm; đó là hại cho mình và hại cả dân chúng, tức là phản mình và phản dân chúng”. 

Mọi hoạt động của cá nhân trong đời sống hàng ngày, khi tiếp xúc hay thừa hưởng tài sản vật chất, tinh thần từ người khác, với người khác, nơi khác đến...đó là chính trị, đó là văn hóa. Do đó cá nhân phải ý thức về đối tượng (con người mình tiếp xúc hay sản phẩm mình tiếp nhận) về giá trị, về nhu cầu, về tương quan giữa hai cá thể và tổng thể xã hội. 

3. CHÍNH TRỊ PHONG CÁCH 

“Chính trị ở ngay sự giữ gìn lấy phong hoá, trình độ sống phải đúng đường của mình. Phải bảo vệ lấy luân lý, cái lẽ sống xứng đáng của con người gọi là Nhân Luân. Cũng cần phải cố lấy lại cái cốt cách, sự cư xử giao thiệp trang trọng của con người, gọi là Nhân Cách, thì mới mở rộng, làm cho ăn sâu được công đức ở nơi quốc dân.  Như thế mới mong đạt được mục đích chính trị. Sự sống không có cốt cách con người, nhất là cái Quốc Cách, như thế thì không có gì sáng sủa đẹp đẽ, xứng đáng, không đưa người ta đến đâu, mà trái lại có thể làm hại được nữa; đó cũng là phản dân chúng”. 

Con người sống trong xã hội phải tôn trọng sự tự do, bình đẳng, độc lập của mỗi cá thể. Tuy có tự do ngôn luận, hội họp... đưa đến khác biệt nhưng phải là "đối lập thống nhất", còn nếu là để hủy diệt lẫn nhau thì không thể xây dựng hòa bình và thịnh vượng. Và đó cũng là lý do xã hội có luật pháp, quốc gia có Hiến Pháp. Và để có luật pháp chung, con người phải tham gia chính trị để thực hiện hệ thống pháp luật.

Cho nên nếu con người tốt (có nhân cách, nhân luân, nhân bản...) thì cả xã hội, quốc gia sẽ tăng tiến, thịnh vượng và ổn định. 

4. CHÍNH TRỊ SINH MỆNH 

“Trong thời đại này, tới giờ phút hiện tại đây, loài người đứng trước ba nền tảng suy nghĩ và bàn luận về sự sống còn của con người; ba nền triết học tiền tiến nhất là Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh. Đó chỉ là những thuyết thiên lệch về sự sống của con người. Thật ra, người sống người với ý nghĩa rằng tự người, với tất cả mọi điều kiện, với tổ chức đã thành trong sự kết cấu nên hình thể. Người tự chi phối lấy vận mệnh mình về đủ mọi phương diện, kể cả Tâm-Sinh-Vật.

Cho nên áp dụng sống theo một triết học thiên lệch nào là không ăn đúng với tổ chức con người. Đó là đi ngược lại đường lối chính trị, tức là phản chính trị”. 

Khi nhân loại còn sơ khai đã dựa vào tôn giáo và thần thánh, thượng đế xuất hiện trong đời sống văn hóa con người. Sinh mệnh con người nằm trong tay thượng đế và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Ngày nay loài người tiến bộ để từ từ thoát khỏi sự kềm tỏa của tôn giáo. Con người đủ khả năng lý luận triết học để phác họa cuộc sống của nhân loại sẽ như thế nào trong tương lai và con người tham dự chính trị để thực hiện.

Kinh nghiệm của loài người qua các triết học Duy Vật, Duy Tâm, Duy Sinh... cho thấy con người cần làm chủ sinh mệnh của mình, cả Tâm lẫn Vật lẫn Sinh. Mỗi cá nhân phải làm chủ "sinh mệnh tâm lý" vì nếu không sẽ chỉ là nô lệ (tích cực: hăng say, đam mê nhưng không tự chủ hay tiêu cực: bị lôi cuốn, thụ động, không biết phản kháng ra sao) cho cá thể khác khai thác và sử dụng.  Khi đó quyền lợi chính trị, sinh mạng bản thân của bạn không còn được bảo đảm sẽ phù hợp với những gì bạn mong muốn.

Một khi mỗi cá nhân lơ là nhiệm vụ chính trị sẽ dẫn đến xã hội bị cai trị bởi chế độ độc tài. Và để thay đổi, chỉ còn con đường CÁCH MẠNG. 

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Ghi chú: Những chữ trong mặc kép trích từ tài liệu Đường Sống Việt của Lý Đông A

https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2018/03/duongsongviet-versionlayoutednov2016.pdf

 Nguồn: https://nganlau.com/2019/05/07/duong-song-viet-chinh-tri/

 

Đường Sống Việt: Cách Mạng

 

1. CÁCH MẠNG TIẾN HOÁ 

“Cách Mạng là do sự thấy cần của dân chúng không còn chịu đựng nổi những bất bình, phải đứng dậy đạp đổ cho hết. Đứng dậy để tự tu cải đời sống riêng mình và toàn thể, lập nên một cuộc đời mới hơn, hợp hơn và tiến hoá hơn”. 

Cách mạng (CM) là sự thay đổi cấp kỳ, nhanh chóng, quyết liệt và phải trọn vẹn, dứt khoát với cái cũ thay vì thay đổi từ từ (evolution). Vì thay đổi hết, toàn bộ nền tảng, cơ cấu sinh hoạt của một quốc gia theo một hướng đi mới thì phải có sự tham dự của đại đa số quần chúng. Nếu CM chỉ là do một thiểu số lợi dụng tình thế để thực hiện cách mạng (như CSVN thời 1940s) thì đó là sự thất bại của cách mạng chứ không phải thành công vì sau đó nó được duy trì bằng bạo lực. Người dân bị gạt ra ngoài hoặc nếu có tham dự cũng không biết phải làm gì, làm như thế nào. 

2. CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG CHẮC 

“Đứng về phương diện nòi giống, Cách Mạng là cái thế của nòi giống, y cứ vào đấy mà tìm đường ra, tiến lên trong lịch sử. Đến một thời gian nào, trong một thời đại nào đó, nòi giống không thể đi theo mãi bước cũ, sống mãi giòng sống trì trệ, cần phải có một cuộc đổi mới, đó là lúc cần đến hành động Cách Mạng. Nhất là đối với dân tộc Việt hiện giờ, nòi giống Việt không có một chủ trương Cách Mạng đúng chắc, thì đường đi trong lịch sử sẽ bị bế tắc, sự vùi dập dưới sức đô hộ của ngoại bang sẽ làm tiêu ma tên tuổi và làm mất hết dây rợ tiến hoá”. 

Làm thế nào để biết chủ trương Đúng-Chắc?

Trước hết, khi quyết định một cuộc cách mạng, chúng ta phải nhìn thấy những thất bại, sai lầm của quá khứ và từ đó xác định đường lối, phương thức để thay đổi từ con người, cơ cấu tập thể, sinh hoạt xã hội...

Nếu một cá thể "sống biết, sống thực, sống đúng" thì khi tham dự vào sinh hoạt xã hội, hắn cũng phải đóng góp như vậy, vì những gì một cá nhân đóng góp vào xã hội sẽ ảnh hưởng vào mọi thành phần trong xã hội và ảnh hưởng quay về cá nhân đó.

Chủ trương Đúng-Chắc chỉ đạt đến khi con người có Tu Dưỡng, nắm Sinh Mệnh Tâm Lý để hoạt động theo Bản Vị-Cơ Năng trên một cương thường phù hợp vói dân tộc, quốc gia.

Chủ trương đúng chắc sẽ dựa trên trung tâm bản vị quốc gia với lực lượng (gốc), tinh thần (gốc), hành động (gốc), dựa trên sinh mệnh (gốc) thì mới đạt đến cách mạng (gốc).

LĐA luôn luôn nhắc tới "tung hợp" và đáy tầng: Duy Dân là đáy tầng, không có dân thì Duy Dân không hiện thực. Mọi ý kiến, hành động nếu không từ đáy tầng thì có "tung" mà sẽ không có "hợp". Đó là căn bản để thực hiện chủ trương "đúng chắc". 

3. CHÍNH TRỊ LỘ TUYẾN 

“Từ muôn đời xưa, nòi giống đã sống theo một tổ chức đầy đủ, có một tính cách đặc biệt, có một đường đi, một lối sống không hẳn giống các nòi giống khác. Đó là chính trị lộ tuyến (đường đi chính trị muôn đời của dân tộc). Cho nên Cách Mạng, nhất là công cuộc Cách Mạng Việt phải là sự đưa dân tộc tiến lên, làm thế nào để lấy lại chủ quyền trên đất đai, và đạt được ý chí sống còn của nòi giống theo chính trị lộ tuyến kia mới được”. 

Chính trị muôn đời của dân tộc là gì?

Là những gì người dân đã làm để sống còn qua thời gian: văn hóa, lịch sử, kinh tế.... Chính trị lộ tuyến không nằm ở những di tích để lại, những đền đài to lớn, những tác phẩm văn hoá đồ sộ... nó là sự sống hàng ngày trong ca dao, tục ngữ; trong những suy nghĩ sâu xa nhất của con người vượt lên trên những tham vọng tài sản, danh tiếng để thấm sâu vào đáy tầng của dân tộc từ "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư" của Lý Thường Kiệt, đến Hội Nghị Diên Hồng thời Trần; Bình Ngô Đại cáo thời Lê và "Hoành Sơ Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân"  của Nguyễn Bỉnh Khiêm thời Trịnh-Nguyễn phân tranh.

Nếu lối sống của người Việt là đơn giản, bình dị, hòa hợp... thì con đường cách mạng (lộ tuyến) của dân Việt trong tương lai cũng phải dựa trên những điều kiện đó. Những chủ trương ồn ào, viễn tượng huy hoàng, cạnh tranh với thế giới chỉ dẫn đến xung đột bởi tư tưởng hoang đường, chủ nghĩa dân tộc quá khích. Và khi xung đột giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại thì hòa bình thế giới hay trong một quốc gia sẽ không thể đạt được. Và như vậy cuộc CM đã thất bại. 

4. DÂN TỘC BẢN VỊ 

“Nói đến Cách Mạng mà không làm theo đúng điều mong muốn của dân chúng, không đứng trên Bản Vị Dân Tộc, thì không phải là chủ trương Cách Mạng, mà thêm nữa, còn đi ngược Cách Mạng. Vì như thế, nếu gọi là Cách Mạng thì không có một căn cứ nào lấy làm lý nhẽ mà đổi đời được, thành ra nếu không là xuẩn động, thì chỉ là đầu cơ, lợi dụng thôi. Cách mạng lối ấy là phi cách mạng và phản cách mạng”. 

 “Dân tộc bản vị thực hiện qua Tam nhân phải qua nguyên tắc Lục Dân (chủ nghĩa Duy Dân):

-nguyên tắc Phục Hưng Dân Tộc

-nguyên tắc Phát Dương Dân Đạo

-nguyên tắc Sáng Hóa Dân Văn

-nguyên tắc Chỉnh Sức Dân Trị

-nguyên tắc Quảng Đại Dân Sinh

-nguyên tắc Trọn Vẹn Dân Vực”(Chìa Khóa Thắng Nghĩa) 

Cách mạng thường xảy ra theo hai chiều hướng : (1) nhân dân nổi dậy lật đổ bạo quyền, thiếu tổ chức, chuẩn bị, lãnh đạo (như Libya, Iraq, Ai Cập, các nước Phi Châu...) thì hỗn loạn sẽ tiếp tục qua nhiều chính phủ lâm thời. (2) qua sự lãnh đạo của tổ chức, đảng sẽ rơi vào sự tranh chấp của các phe phái khiến quần chúng phân hóa và ngoại quốc can thiệp. Đa số các đảng dựa vào hoạt động kín, bí mật; dựa vào kỹ thuật, chiến thuật nhiều hơn là chiến lược, tư tưởng.

Vì thế một cuộc cách mạng dân tộc phải có "Bản Vị Dân Tộc". Bản vị giúp cho dân tộc thực hiện sự phân công, hợp tác theo nguyên lý của kết hợp là: “thích tình, đắc vị, tận phần, hợp lý” thì cuộc vận động cách mạng mới tiến hóa.

Trong tài liệu "Đường Sống Việt" LĐA nói đến CM vương đạo: Duy Dân tuyệt đối không làm tiền. CM là một sự thay đổi toàn diện, triệt để và xuyên suốt để giải quyết những vấn nạn của dân tộc. Và tương lai của một dân tộc không thể tính bằng tiền. Những cuộc chính biến tại miền Nam từ 1963-1967 được gọi là CM nhưng thực sự chỉ là những cuộc mua bán, đổi chác bằng tiền (xem hồi ký, Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu...)

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Ghi chú: Những chữ trong mặc kép trích từ tài liệu Đường Sống Việt của Lý Đông A

https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2018/03/duongsongviet-versionlayoutednov2016.pdf

Nguồn: https://nganlau.com/2019/05/15/duong-song-viet-cach-mang/

 

 

Sơ Lược Về Nền Tảng Nhân Chủ

    Sơ Lược Về Nền Tảng Nhân Chủ Ghi chú NL : Trong quá khứ, thế hệ đi trước nói nhiều về tư tưởng Duy Dân nhưng vẫn lập đi, lập lại lý th...