“Nuôi Tâm sinh thiên tài....
Nuôi Óc sinh nhân tài....
Nuôi Thân sinh nô tài....” (Lý Đông
A)
Bởi vì hồn ma "Tùng Lâm" về
ám chủ tịch nước Tô Lâm đi ăn bò vàng về làm trò cười: cấm dân rắc tiêu theo nhịp
điệu sóc Băm Bo. Khi lãnh đạo nước được sinh ra để làm nô tài thì cả nước có hy
vọng tiêu vong vì nạn Tàu đô hộ. Người dân Việt có thể làm gì được khi
"nhân tài" bỏ nước đi du lịch không về. Ngay cả dân lao động cũng tìm
đường đi Tây, lấy Mỹ (Việt kiều). Vậy có thể nào nào nuôi Tâm để trở thành
thiên tài cứu nước, duy trì nòi giống Việt? Thiên tài thì có nhiều loại mà Nguyễn
Du đã nhắc khéo "chữ Tài liền với chữ Tai một vần" (chỉ có trong tiếng
Việt). Nhưng trước khi nói về "Tài" là gì thì hãy nói về
"Tâm". Nuôi Tâm mới có Tài.
Nuôi Tâm
Tác giả 3 câu vè đã không nói kỹ là
"nuôi" có nghĩa là tu dưỡng, là lâu dài, là bồn gột rửa, là bách chiết
thiên ma (chống cám dỗ), là giam bó để rèn luyện.... cái gì? Cái Tâm. Vậy
"Tâm" là gì?
Phải biết Tâm là gì? Cây cỏ hay thú vật? Tròn
hay méo? Dài hay ngắn? Cao hay thấp? Có tai, mắt mũi, miệng, tứ chi
hay như cục đất? Có biết mới "nuôi", có ăn ở mới phát triển thành
"Thiên tài". Nếu thất bại thì Thiên tài có thể chỉ là Nhân tài mà sẽ
không phải Thiên tai?
Tâm? Mọi người đều có tâm nhưng tại
sao khác nhau? Mọi người đều ăn để nuôi thân và tâm. Nhưng phải chăng
"nuôi Tâm" là ám chỉ hình thức khác để rèn luyện tinh thần, khí chất,
ý chí... như các nhà tu đã trải qua để đạt tình trạng viên mãn. Vì chỉ khi nào
giải quyết được mọi vấn đề của bản thân thì mới có thể hiểu và cứu người khác.
Vậy tìm Tâm ở đâu? Thuyết Duy Tâm có giải thích được Tâm là gì chăng? Nhà Phật
nói rất nhiều về Tâm: "Tu Tâm dưỡng Tánh" nhưng "Tâm viên Ý
mã"; Tâm như con vượn (khỉ) nhảy liên hồi, trong khi Ý (muốn) như ngựa chạy
không ngừng. Bởi thế mới có "Tướng (tánh) tự Tâm sinh, Tướng tùy Tâm diệt"
.... Câu chuyện An Tâm trong Phật học:
Khi Đạt Ma hỏi Huệ Khả: nhà người cầu
gì?
Huệ Khả: Con tìm phương pháp an Tâm.
Đạt Ma: Đưa tâm cho ta, ta
sẽ an cho.
Huệ Khả: Con không thấy tâm đâu cả.
Đạt Ma: Ta đã an tâm cho con.
Huệ Khả ngay đó liền đại ngộ. Vậy
khi giác ngộ thì Huệ Khả thấy Tâm như thế nào? Có khác cái Tâm cũ hay vẫn là cục
thịt trong đầu? Huệ Khả đã nuôi Tâm như thế nào để trở thành Nhị Tổ, kế thừa Đạt
Ma, lãnh đạo Thiền Trung Hoa?
Rõ ràng "nuôi Tâm" không
thể nào như nuôi heo, trồng cây... để qua một mùa là có kết quả. Nhà Phật luyện
Tâm để giác ngộ (cái Thấy). Mở Huệ nhãn (giác ngộ, không phải là có con mắt thứ
3 giữa 2 chân mày là hiểu lầm tai hại) là cái nhìn bằng Tâm thuật (hiểu tức thì
không qua dẫn chứng, mắt thấy, tai nghe). Luyện Tâm giống như nhà nghiên cứu,
có mục đích, kế hoạch, phương pháp, kỷ luật để tập trung năng lực làm việc liên
tục trong thời gian vô hạn. Khác biệt là đạt kết quả (Thiên tài) không phải để
nổi tiếng, làm giàu hay chinh phục thế giới mà để cứu nhân, độ thế. Nhiều người
lầm tưởng sinh con thông minh, là thiên tài thì sẽ là ABC mà quên đi mặt đạo đức.
Tại sao Tâm có Thiện có Ác? Có ai chứng minh "Nhân chi sơ Tính bản thiện"?
Hay chỉ vì Khổng tử nói vậy?
Trần Công Lân
Tháng 7 năm 2024 (Việt lịch 4903)
Nguồn: https://nganlau.com/2024/08/15/nuoi-tam-sinh-thien-tai-p1/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét