Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Cương Thường Giữa Cõi Nhân Sinh (P3)

Tu dưỡng bản thân: nền tảng xây dựng cương thường của loài người

Chỉ khi nào bạn ý thức về con người và vai trò của con người trong xã hội (bao gồm cả thiên nhiên vì nếu không có thiên nhiên đã không có xã hội) thì tương quan giữa con người là để xây dựng con người và xã hội chứ không phải là triệt hạ lẫn nhau để sống. Có chấp nhận như vậy thì cương thường của loài người mới thành hình và tương lai của nhân loại có tồn tại trong hòa bình hay không là ở chỗ xây dựng một cương thường cho loài người.

Ý thức của con người đòi hỏi sự tự vấn và trách nhiệm: khi bạn làm điều thiện thì người khác sẽ làm điều thiện với bạn. Nếu bạn làm điều ác thì hậu quả việc ác sẽ đến với bạn. Bởi vậy "Tự kỷ" (tự xét chính mình) là ý thức quan trọng của cá nhân đối với xã hội trước khi bất kỳ một Hiến Pháp nào có thể thực hiện cho mỗi dân tộc, quốc gia trong thế giới loài người khi cương thường không được thiết lập và tôn trọng.

Như trên đã nói, con người khác nhau (hay hơn nhau) ở bộ óc biết suy nghĩ. Nếu bạn thông minh hơn người khác thì bạn sẽ làm gì với sự thông minh đó? Bạn sẽ làm giàu, chiếm đoạt tài sản, tài nguyên để hưởng thụ? Bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo thống trị xã hội để chứng tỏ tài năng hay lòng tham của bạn? Tài năng của bạn là  tất năng sẵn có trong bạn tự phát ra. Đó không phải là khả năng bắt chước theo sự phát minh của người khác để tạo ra những sản phẩm rác rưởi trong xã hội. Tìm hiểu bản thân là tu dưỡng. Tranh chấp trong xã hội là do lòng tham hay nhu cầu? Bạn có kiểm soát được lòng tham của bạn khi nó nổi dậy? Con người khôn ngoan thì che đậy lòng tham của mình dưới hình thức khác. Nhưng kẻ kém thông minh hơn thì sẽ dùng bạo lực để thực hiện. Cho dù con người đặt ra luật lệ nhưng con người cũng có thể tìm cách tránh né, luồn lọt qua luật lệ. Vậy thì Hiến Pháp không ngăn chặn được con người lợi dụng tài năng của mình để bóc lột xã hội thì cương thường sẽ có ý nghĩa gì?

Không chấp nhận cương thường có nghĩa là không chấp nhận trật tự, hòa bình chung mà chỉ là mạnh ai nấy sống hay là khôn sống, ngu chết? Có thể đã là như vậy khi loài người còn sống sơ khai. Chẳng may, hiện nay kinh tế toàn cầu đã kết hợp con người khắp nơi trên thế giới với nhau. Môi sinh và khí hậu thay đổi đe dọa sự tồn vong của loài người. Đã có người nghĩ chuyện chạy đến một hành tinh khác để sống. Nhưng liệu có kịp hay không? Hay cũng vẫn mang bệnh dịch theo đến chỗ mới? Chắc gì một hành mới không có cư dân? Hay có thể cư ngụ được lâu dài? Nếu bạn đã sống buông thả để hủy hoại hành tinh đang sống thì kiếm chỗ mới cũng chỉ là hủy hoại mà thôi.

Khi những tỷ phú, những nhà kinh doanh vẫn chưa chịu nhận ra sai lầm, thiếu sót của bản thân với xã hội và thiên nhiên thì có nghĩa họ vẫn nghĩ rằng họ có nhiều cơ hội sống sót hơn là đa số dân nghèo. Thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh, môi sinh, khí hậu thay đổi sẽ không ảnh hưởng tới đời sống của họ. Tiền bạc và quyền lực cho phép họ quyết định hướng đi của nhân loại qua các tổ chức chuyên môn, nghiên cứu... Cái khôn của họ không phải là cái ngoan vì thái độ cực đoan. Sự quá độ chỉ dẫn đến vực thẳm.

Khi thế giới loài người bao gồm các nước lớn nhỏ, giàu, nghèo... thì nếu các nước lớn, giàu như Mỹ không chịu làm "cảnh sát" thì ai sẽ làm? Không có an ninh thì làm sao có kinh tế hùng mạnh nhất thế giới? Ai cũng lo làm giàu mà không có ai giữ an ninh thì thế giới sẽ ra sao? Nếu mỗi quốc gia tự đặt một nền an ninh (cương thường) riêng thì ai sẽ nghe ai? Nếu từ một gia đình không có trật tự, cường thường thì sẽ làm cả làng xóm, quốc gia, xã hội rối loạn. Một nước có cương thường mà các nước xung quanh không có thì dân sẽ chạy đi tỵ nạn tại nơi có an ninh, trật tự. Vậy thì cương thường cần có cho thế giới loài người.

Vậy thì cương thường sẽ được các quốc gia, dân tộc đóng góp như nền tảng chung hay phải đợi cho khi nào mỗi quốc gia, dân tộc sẵn sàng tham dự?

Một khi mỗi quốc gia đã thiết lập cương thường riêng cho họ thì dễ gì buông bỏ để đi tìm cái mới chung cho thế giới. Chúng ta đã có thí dụ về Nhân Quyền của Cộng Sản, của Tư Bản và của Hồi Giáo cực đoan. Và sự khác biệt đó chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh.

Mà chiến tranh là cao điểm của chính trị. Và giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị. Có chiến tranh có nghĩa là giáo dục đã thất bại để tạo một tầng lớp lãnh đạo quần chúng biết xây dựng hòa bình. Hòa bình chỉ bền vững khi có an ninh, trật tự và đó là cương thường của nhân loại.

Kết luận

Nhìn về quá khứ, tất cả những tổ chức người Việt được hình thành chỉ nhắm vào mục đích mà hoàn toàn quên đi “cương thường” để thực hiện mục đích mà những người sáng lập tổ chức lập ra.

Những người thành lập tổ chức thiện nguyện hoặc tổ chức đảng phái chỉ nhắm vào mục đích, vào cái bylaws để xin được miễn thuế từ sở thuế nhưng hoàn toàn không bàn về cái “cương thường” hay còn gọi là nền tảng (principal) trong ứng xử, sự hướng dẫn mỗi thành viên trong tổ chức đạt mục đích trên nền tảng “cương thường” đó.

Bài viết này, dĩ nhiên, “Cương Thường” nói bên trên là quan điểm cá nhân của người viết. Bạn cho thể thêm vào hoặc không đồng ý với những điều bên trên. Nhưng bất cứ sự hợp tác nào, liên minh nào; từ nhiều cá thể, từ nhiều đảng phái; cần phải có “cương thường” đặt ra như là một tấm bản đồ, một ngọn hải đăng, một địa bàn để mọi người, mọi đảng phái không đi lạc trong cái mục đích chung để kết hợp với nhau làm việc trên địa bàn lâu dài; cùng nhau giúp đỡ để mọi người, mọi đảng phái phát triển đúng khả năng và tạo sức mạnh cho cộng đồng.

Cái “cương thường” cũng cần nên đưa vào trong bylaws, nằm ở phần đầu bởi nếu gọi là nền tảng thì đây chính là nền tảng đầu tiên để mọi người nắm rõ, đồng ý trước khi nói đến ngồi lại làm việc cho một mục đích nào đó.

Dĩ nhiên sẽ có người cho rằng những vấn đề bên trên rất là bình thường (common sense). Nếu đúng là những điều bình thường, ai cũng biết thì tại sao, trong các tổ chức (nhóm) vẫn có những người xài bạc giả, lợi dụng nhóm cho mục đích cá nhân? Nếu đây là điều bình thường thì là điều cần phải thảo luận bởi cái bình thường là gốc từ con người và không phải ai cũng hiểu rõ điều bình thường này. Phải cặn kẽ thảo luận những cái bình thường này để mọi người hiểu rõ trước khi bàn đến mục đích làm gì, làm ra sao. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi có người không đồng ý về những điều bình thường này với những lý do A, B, C, D ….

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 4 năm 2021 (Việt lịch 4900)

https://nganlau.com/2021/09/07/cuong-thuong-giua-coi-nhan-sinh-p3/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bình Đẳng

Ghi Chú NL : Bình đẳng là một chủ đề phải được nhìn với nhiều góc cạnh khác nhau, với cái nhìn tổng thể thì mới thấy được thế nào gọi là bìn...