1. “Toàn Dân Thực Thể”“Làm sao cho cốt cách phải do toàn dân lập nên. Cái nền tảng nào lấy đặc tính dân tộc ở toàn dân, phải thấy sự hợp nhất của toàn dân trong bản vị dân tộc ấy”.
2.
“Sinh Mệnh Thực Thể”
“Gây nên một đời sống thực, sống chính đáng. Đời sống sinh mệnh của Dân Tộc phải được hiểu biết đích xác. Dân Tộc ta thấy rõ ràng có đủ sức sống và sống hẳn hoi chính đáng”.
3.
“Tiến Hóa Thực Thể”
“Lập nên một đường lối tiến hoá thật rõ ràng. Sức sống đó theo một đường tiến hoá vạch sẵn rõ ràng. Đó là một phương hướng nhận định của Dân Tộc. Phải chủ trương một cuộc tiến hoá không ngừng của Dân Tộc”.
4.
“Chính Nghĩa Thực Thể”
“Phải do một chính nghĩa bao trùm dẫn dắt. Phải định rõ cái ý nghĩa chính đáng, nó chỉ nẻo cho đời sống Dân Tộc. Không có một chính nghĩa, không lấy y cứ đâu mà đặt định cái sinh mệnh và bước tiến hoá được. Đời sống và bước tiến hoá của Dân Tộc không thể nào mù quáng vô chủ định được. Cho nên, ta phải lấy một chính nghĩa toàn vẹn đầy đủ làm mục đích chính, làm cái tiêu chuẩn cho hành vi Dân Tộc.
Không nói đến Dân Tộc, không lấy
Dân Tộc làm lý nhẽ đấu tranh, chỉ chú trọng Cách Mạng, sẽ không có một căn cứ
nào vững vàng, sẽ lông bông vô ý nghĩa.
Chủ trương Dân Tộc mà không chú
ý tới toàn dân, không vận động tới toàn dân, không tìm sức đấu tranh đến cả
chính toàn dân, thì chủ trương đó chỉ là đầu cơ, quan liêu vô ý thức.
Nói đến Dân Tộc, đặt nền tảng ở
toàn dân mà không nghĩ đến sự sống còn của toàn dân, thứ nhất không có một
chính nghĩa làm mức độ cho sự sống còn tiến hoá kia, thì thật là thứ chủ trương
mù quáng, ngây ngô, đi đến lầm lỡ, sai lạc, không còn hối tiếc được.
Cho nên có thể nói: không đứng
trên nền tảng làm dân, không làm theo mục đích của trung tâm, để sai lạc mất
phương hướng, lại phá hoại tiêu chuẩn, đó là phá hoại Dân Tộc, lạc giòng và vô
loại”.
LĐA đã nhìn thấy VN bị phân hóa thành 3 miền dưới
thời Pháp thuộc, sự phân hóa đó làm giảm
thiểu sức mạnh và sự đoàn
kết dân tộc. Một
thực thể dân tộc không thể là Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ mà chỉ có VN. Bản vị dân
tộc cần được xác định lại, tiếng Việt chỉ là một, còn phát âm theo từng miền,
vùng là đặc
tính riêng. Không vì những đặc tính địa
phương mà đem lên làm chủ thể của
quốc gia, dân tộc.
Nói đến
Sinh Mệnh thực thể của dân tộc, phải chăng LĐA muốn
nhắc đến bài học của tiền nhân: nước nhỏ, dân ít thì phải sống theo thời, sống với thực
thể địa lý của quốc gia, biết qua khứ để nhắm đến tương lai. Nếu một cá nhân tu
dưỡng để biết sinh
mệnh của bản thân thì cả dân tộc cũng cần nương theo đó để sinh tồn. Đó cũng là
lý do tại sao tiền nhân chúng ta sống đơn giản, không xây dựng những công trình
đồ sộ chỉ hao phí tài nguyên, nhân sự.
LĐA khi đưa ra nguyên tắc Nhiên-Nhân-Dân để
nhìn thấy đất nước VN chỉ có thế. Muốn tiến hóa phải nhìn vào thực tại, thực trạng
của đất nước. Cuộc CM Duy Dân mà LĐA đưa ra một khung sườn cho sự tiến hóa của
dân tộc Việt. Thời
cơ đã không thuận tiện cho giai đoạn 1940s khiến LĐA đã phải nhìn về tương lai
của thời đại 2000s để sức sống của
dân tộc phải được kết thành cơ năng, bản vị để tiến hóa với nhân loại.
Muốn tiến hóa thực thể phải có chính nghĩa thực
thể. Chính nghĩa đó là lý tưởng Duy Dân. Duy Dân phải được thực hiện từ đáy tầng.
Không thể từ đảng, chiếm chính quyền và ban hành từ thượng tầng xã hội xuống
đáy tầng. Có toàn dân tham dự thì dân chủ mới thực hiện và công cuộc kiến thiết
CM mới thành công. Nếu
không CM chỉ là cơ hội mở ra cho các phe phái tranh dành quyền lực và đưa đất
nước suy thoái.
Trần Công Lân
Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)
Nguồn: https://nganlau.com/2019/05/24/duong-song-viet-dan-toc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét