Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

Con Đường Đi Đến Bình Sản Kinh Tế (P1)

Tìm hiểu về Chủ Nghĩa Duy Dân không thể không biết đến Bình Sản Kinh Tế. Đó là điểm son của tư tưởng Lý Đông A (LĐA). Khi triết học là kết hợp những suy nghĩ sâu xa và khôn ngoan nhất của con người về đời sống chính trị, văn hóa (giáo dục), kinh tế ... để đem lại đời sống hạnh phúc cho loài người, LĐA đã đưa ra Triết Học Chính Thống, Sinh Mệnh Tâm Lý, Chủ Nghĩa Duy Dân bao gồm Duy Nhân và Duy Nhiên, học thuyết Cơ Năng Bản Vị, Duy Nhân Cương Thường, Duy Dân Cơ Năng, Thiết Giáo, Cơ Năng Hiến Pháp và Bình Sản Kinh Tế ... là những tài liệu chính yếu.

Nếu hỏi rằng tài liệu nào quan trọng nhất thì khó mà trả lời vì đó là thế "liên hoàn cước": Không thể chỉ có một, một bao gồm tất cả và tất cả bao gồm một (Hoa Nghiêm kinh). Tư tưởng LĐA không phải là bí kíp võ công, chỉ cần cóp nhặt một phần là đủ ra múa may, tranh hùng, xưng bá với thiên hạ.

Duy Dân là nhân đạo: Con đường của loài người.

Nếu tìm hiểu về thứ tự của các tài liệu Duy Dân để tìm hiểu thì có lẽ Sinh Mệnh Tâm Lý là khởi đầu để đi đến "chính kỳ sở mệnh". Mà muốn được như vậy thì phải đi qua "toại kỳ sở nhu" để rồi "tận kỳ sở năng". Nghe nói thì tưởng dễ nhưng có đọc qua "Thiết Giáo"  thì mới thấy sự giáo dục bản thân (tu dưỡng) theo quan niệm của LĐA vô cùng khó khăn. Khi LĐA nói "giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị" thì ai cũng công nhận giáo dục (hay huấn luyện) là nền tảng của mọi sinh hoạt trong xã hội loài người.

Nếu bạn muốn xây dựng "xã hội chủ nghĩa" thì bạn phải có (giáo dục) con người xã hội chủ nghĩa (mà cộng sản nhanh chóng đưa con người vào trại cải tạo để đốt giai đoạn).

Nếu bạn muốn có chế độ tư bản thì bạn phải có chương trình khuyến khích đầu tư, buôn bán, trao đổi (mậu dịch), tài chánh (ngân hàng) để từ từ phát triển các cơ cấu kinh tế tư bản (thị trường).

Tất cả đều đi từ lý thuyết hay xác lập mô hình qua thử nghiệm, cải tổ ... không có nền kinh tế nào mà có ai đó làm thử (test) sẵn và cho bạn kết quả để bạn "ăn sẵn".

Cũng y hệt như sinh viên khi mới ra trường đại học đi xin việc làm. Nhân viên phỏng vấn hỏi "bạn có kinh nghiệm về công việc đang xin hay không?"

Câu trả lời là nếu ông/bà không cho tôi cơ hội làm thì lấy đâu ra cái gọi là kinh nghiệm?

Từ thuở cha sinh, mẹ đẻ thì con người có kinh nghiệm gì? KHÔNG, hoàn toàn không. Chỉ có từng trải qua sự kiện, biến cố thì con người mới thiết lập, kết tụ thành cái gọi là kinh nghiệm.

Vậy thì để nói về Bình Sản Kinh Tế (BSKT) không thể đem trực tiếp so sánh với kinh tế tư bản hay cộng sản về GDP hay giá trị vì một đàng còn là lý thuyết (BSKT) và một đàng là đã được thực hiện.

Để tìm hiểu về BSKT, thiết nghĩ chúng ta phải đi từ con người (Thiết Giáo) để tìm hiểu tại sao LĐA đòi hỏi con người phải có nhân cách, nhân bản, nhân sinh.... Rồi đến Sinh Mệnh Tâm Lý để hiểu con người suy nghĩ, đối xử, phản ứng với nhau như thế nào trong tương quan xã hội mà một dân tộc sẽ phải đi đến một Hiến Pháp để sống chung trong một quốc gia.

Hiến pháp theo LĐA không chỉ là hiến pháp như chúng ta đã biết. LĐA gọi đó là Cơ Năng Hiến Pháp. Tại sao lại có "cơ năng" trong Hiến Pháp? Bạn phải đọc và tìm hiểu.

Cơ Năng Hiến Pháp của LĐA dựa trên Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng. Hãy đọc qua để biết nền tảng của xã hội Duy Dân sẽ như thế nào. Cương thường là trật tự chung mà các dân tộc (quốc gia) sẽ phải tôn trọng để sống chung hòa bình (không có chuyện tranh cãi về nhân quyền kiểu Á Châu do Trung Cộng áp đặt và nhân quyền kiểu Tây Phương do khối tư bản sử dụng). Muốn có Cương Thường đó thành hình thì mỗi dân tộc phải thực hiện Duy Dân Cơ Năng, các cơ chế nhiệm vụ trong một quốc gia để thực hiện Cơ Năng Hiến Pháp.

Hiến pháp quy định người dân sống chung trên một hệ thống pháp lut căn bản và thực hiện đời sống kinh tế. Đó là Bình Sản Kinh Tế.

Nếu các bạn tranh luận về kinh tế mà không đi qua con người, luật pháp, cơ cấu xã hội, chính trị thì không thể hiểu LĐA.

Nếu các nhân sự tham dự bàn luận về Bình Sản Kinh Tế mà không có tu dưỡng để tránh những xung động cảm tính, nhất thời về ý nghiệp, tầng nghiệp... thì kết quả sẽ không có ích lợi gì cho sự tìm hiểu Bình Sản Kinh Tế.

Các nhà chuyên môn (hiện nay) được đào tạo theo hệ thống giáo dục của Tây Phương. Họ có kiến thức chuyên môn nhưng không phải là cái nhìn tổng hợp (hay tổng thể). Tuy gọi là xã hội Dân Chủ nhưng khi cơ cấu chính quyền thành hình thì quyền lực tập trung trong tay các nhà chính trị. Đảng chính trị chỉ là bộ máy để thi hành nhiệm vụ. Trong sinh hoạt chính trị, đặc bit là mùa tranh cử thì các đảng đưa ra các khẩu hiệu, chương trình, chính sách... của ứng cử viên. Nhưng khi đắc cử thì những hứa hẹn đó có được thực hiện không thì lại là chuyện khác.

Dĩ nhiên cử tri có quyền biểu tình phản đối chính quyền nhưng nếu chính quyền có thay đổi thì chỉ là vá víu cho qua vì thế lực của các nhóm tài phiệt vẫn mạnh và kín đáo điều khiển mọi chính quyền (cho dù là đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa).

Qua biến cố Saving & Loan dưới thời Reagan cho đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008 thời Bush II cho thấy hệ thống chính trị dân chủ và kinh tế thị trường đang đi vào khủng hoảng. Bạn có thể cho rằng nước Mỹ sẽ vượt qua như đã làm trong quá khứ. Nhưng đó chỉ là bề mặt (diện), sự kiện chính yếu (điểm) là con người: Từ những tổng thống như Kennedy, Reagan... nước Mỹ ngày nay có Trump. Sự kiện dân Mỹ (hay hệ thống lưỡng đảng) đưa ra ứng cử viên như Trump hay bà Clinton cho thấy cử tri chỉ quan tâm đến ưu tư cá nhân của họ hơn là đất nước hay thế giới. Trong khi các ng cử viên chỉ lo thủ thuật mỵ dân để đắc cử hơn là một viễn kiến lâu dài. Chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) tưởng như bất diệt nhưng khi các chính trị gia vận dụng quá mức đã đưa đến tranh chấp cực đoan (cực Hữu hay cực Tả).

Tất cả phát xuất từ giáo dục.

Nước Mỹ không chú ý đúng mức đến triết học. Họ chỉ vận dụng khoa Tâm Lý Học để chữa tạm thời cho tuổi dậy thì và những người bệnh hoạn. Giới luật sư là hùng mạnh nhất cũng chỉ là để giới nhà giàu khuynh loát xã hội và dân nghèo chịu lép vế vì không có tiền trả luật sư. Điển hình là giới thương gia bỏ tiền vận động Quốc Hội soạn thảo luật có lợi cho công ty của họ hơn là người tiêu thụ.

Mặt khác, tôn giáo đứng tách biệt ra khỏi chính trị để duy trì mặt đạo đức cho xã hội. Nhưng khi hệ thống tôn giáo suy sụp vì các vụ xách nhiễu tình dục thì tuy nhà thờ có khắp nơi nhưng tội ác vẫn gia tăng. Thần công lý tuy bịt mắt nhưng ông Tòa vẫn xử tùy theo trường hợp kẻ giàu, người nghèo; da trắng hay da đen.

Con người từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến nước Mỹ vì giấc mơ làm người Mỹ (American dream) trong khi tuổi trẻ nơi trường học được khuyến khích theo đuổi giấc mơ (you can do anything you want, the dream come true). Nhưng sẽ có bao nhiêu đứa trẻ có giấc mơ đúng mà không rơi vào lầm lạc, tội ác, ma túy....

Nước Mỹ sẵn sàng hy sinh số đông đó để có được một vài nhân tài xuất chúng như Steve Job, Bill Gate, Mark Zuckerberg...

Có người cho rằng nước Mỹ bỏ qua triết học vì đường dài có nhiều thay đổi mà một xã hội đa chủng, phức tạp như Hoa Kỳ sẽ không thích hợp cho một chủ nghĩa lâu dài hay mơ hồ.

Nhưng triết học là đầu mối của toán học, của khoa học… và là tinh hoa của sự khôn ngoan từ trí óc con người về đời sống, về các tương quan xã hội.

Hãy bỏ qua những triết học không trọn vẹn cho con người (như Karl, Marx, Engles ....). Nền triết học Ấn Độ và Trung Hoa có nhiều nhưng chẳng thực dụng. Trong thời cận đại có Krishnamurti nhưng sau khi ông chết thì chẳng còn ai theo đuổi vì đời sống với cám dỗ vật chất quá mạnh mà sự giáo dục con người là con đường dài chẳng mấy ai kiên nhẫn để theo đuổi (xem Giáo Dục và Ý Nghĩa Cuộc Sống).

Con Đường Đi Đến Bình Sản Kinh Tế (P2)

Trần Công Lân

Tháng 7 năm 2020 (Việt lịch 4899)

Nguồn: https://nganlau.com/2020/10/07/con-duong-di-den-binh-san-kinh-te-p1/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bình Đẳng

Ghi Chú NL : Bình đẳng là một chủ đề phải được nhìn với nhiều góc cạnh khác nhau, với cái nhìn tổng thể thì mới thấy được thế nào gọi là bìn...