Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

Đánh Giá Người Lãnh Đạo

Người Việt hôm nay cần bàn thảo về chuyện đánh giá người lãnh đạo để hiểu rõ vấn đề -- hầu chuẩn bị cho chính mình một tinh thần tự chủ trong việc lựa chọn một lãnh đạo tương lai. Chỉ khi nào hiểu được vấn đề, nhìn vấn đề ở nhiều góc cạnh, trong một tinh thần tổng thể, thì lúc đó chúng ta mới có thể thực hiện sự tự chủ ở chính mình mà không bị ảnh hưởng dư luận bên ngoài hoặc đòn tâm lý mà những người làm chính trị thường xuyên sử dụng để điều khiển tâm lý sinh của số đông.

Có hai tiêu chuẩn để đánh giá một người lãnh đạo: Nhân cách và cách giải quyết sự việc.

Nhân Cách

Lời nói, hành động của một con người thể hiện cái nhân cách của chính người đó. Lời nói, hành động thể hiện tâm của người đó ra sao, tốt hay xấu, thật hay giả.

Thế hệ tương lai phải nhìn vấn đề này quan trọng hơn tất cả những điều kiện cần phải có để nắm vị thế lãnh đạo quốc gia. Không thể nào tiếp tục lựa chọn người thiếu nhân cách trong vị thế cầm quyền bởi ở vào vị thế đó, họ có thể đưa cả quốc gia, cả xã hội vào cái chết chỉ vì họ thiếu tâm của một con người.

Tôn trọng sự thật là nhân cách của con người. Bất cứ ai nói dóc, nói láo, nói những điều mà không có dữ kiện để chứng minh điều mình nói, hoặc nói cho có nói để lấy lá phiếu của người khác mà không cần biết điều nói đó vô lý hay không vô lý. Đây chính là người thiếu nhân cách. Câu nói “xây bức tường Mễ sẽ trả”, “đánh thuế nhập khẩu Tàu sẽ trả” là câu nói hoàn toàn sai với sự thật nhưng vẫn tiếp tục nói thì cá nhân nói câu này là người hoàn toàn thiếu nhân cách.

Người có nhân cách tôn trọng người khác chính kiến với mình. Đã là con người, cho dù tâm đầu ý hợp như vợ - chồng, vẫn có những chính kiến khác biệt ở nhiều vấn đề trong cuộc sống, huống chi là trong cuộc sống của xã hội, sự khác biệt ý kiến xảy ra rất thường xuyên. Khác biệt chính kiến không có nghĩa là mình có quyền dùng những từ ngữ thiếu văn hóa để nói về cá nhân khác chính kiến với mình.

Người có nhân cách không khuyến khích bạo động. Khi một nhà chính trị nói câu “hãy đánh người đi, tôi sẽ trả tiền luật sư” trước ống kính của truyền thanh, trước mặt nhiều người tham dự buổi vận động tranh cử thì chính cá nhân đó đã khuyến khích bạo động để người ủng hộ mình chống lại người không ủng hộ mình bằng sự bạo động. Khi mà một nhà chính trị, trước ống kính của truyền thông nói rằng “tôi đứng tại đường số 5 và có thể bắn chết một người mà tôi sẽ không bao giờ mất phiếu từ người ủng hộ tôi” để thấy máu bạo động, tâm bạo động của nhà chính trị đó ra sao. Họ sẵn sàng làm những hành động bạo động, hoặc kêu gọi người ủng hộ mình làm chuyện bạo động. Đây là hành động thiếu nhân cách.

Người có nhân cách nhận lãnh trách nhiệm sai lầm của chính mình. Khi một nhà báo hỏi một nhà chính trị “ông có nhận lãnh trách nhiệm là không có sự chuẩn bị gần hai tháng trước để tình trạng dịch lan nhiễm hôm nay” thì nhà chính trị này trả lời “không. Tôi không có trách nhiệm nào cả”. Đây là lối ứng xử của người thiếu nhân cách, không bao giờ nhìn nhận sự sai trái của chính mình.

Người có nhân cách là người không giành công người khác và đổ lỗi cho người khác. Một vài nhà chính trị hay lầm lẫn lỗi lầm của mình và điều mình làm được. Lỗi của mình thì họ đổ thừa tại, thì, là từ những cá nhân khác. Còn thừa hưởng cái kết quả tốt đẹp của cá nhân khác thì nói là cho chính mình tạo ra. Đây là loại người không những không có nhân cách mà gồm cả không có tư cách.

Người có nhân cách là người không tự mình tâng bốc mình. Khi một nhà chính trị mở họp báo để gửi thông tin về dịch mà dành thời gian để khoe những cái mình đã làm, hoàn toàn không dính dáng gì đến nạn trừ dịch. Đồng thời tự ban cho mình, nhóm của mình 10 điểm trên 10 thì đây là nhà chính trị thuộc loại vừa cướp vừa la tôi bị cướp. Đây là nhà chính trị hoàn toàn thiếu nhân cách, nhân tính, nhân bản.

Cách giải quyết sự kiện

Trong một tình huống bình thường, đa số người lãnh đạo đều ứng xử giống nhau, khó mà phân biệt ai tài giỏi hơn ai. Chỉ khi nào những sự kiện bất bình thường xảy ra trong xã hội thì lúc đó mọi người mới có thể thấy khả năng lãnh đạo ra sao trước sự kiện đó.

Dịch cúm COVID19 xảy ra ở Tàu vào cuối tháng 12. Tàu ra lệnh cấm mọi người ra khỏi nhà trong tháng 1 và tháng 2 để làm giảm con số người bị lan lây. Trong thời gian này, một vài nước ở Châu Á cũng bị dịch cúm gõ cửa và họ đưa ra chính sách để giảm thiểu số người bị cúm. Tuy nhiên ở những nước phương Tây, đa số vẫn không có sự chuẩn bị vì nghĩ rằng dịch cúm sẽ không đến đất nước mình. Tiếc rằng vi khuẩn Corona nó không chừa bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào dù nghèo hay giàu. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3, vi khuẩn Corona hoành hành những quốc gia giàu có, với hệ thống y tế khá tinh vi.

Sự tấn công quá nhanh của vi khuẩn Corona và sự thờ ơ, không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ xét nghiệm vi khuẩn Corona để rồi cuối cùng, người bị bệnh không có triệu chứng cứ nhỡn nhơ ra ngoài đường và lây những người khác. Chưa kể dù hệ thống y tế cao hơn nước nghèo nhưng nếu không có chuẩn bị thì với số người bệnh gia tăng cần máy thở phụ giúp, cũng như dụng cụ bảo vệ nhân viên ở tuyến đầu chống bệnh thì toàn bộ hệ thống bệnh viện ở các nước giàu bị quá tãi để đưa đến sự lựa chọn ai được trị, ai phải chờ đợi nếu không phải bị COVID19 khi đến bệnh viện.

Đây chính là lúc để xác định người lãnh đạo giải quyết vấn đề ra sao, có tầm nhìn nhân bản hay không. Điều chắc chắn rằng, nhà lãnh đạo nào không có nhân cách thì lối ứng xử như một anh ăn cướp, vừa đánh trống, vừa thổi kèn; vừa cướp, vừa khen mình chống kẻ cướp.

Câu hỏi đặt ra là trong chúng ta, có nhìn ra được loại lãnh đạo bất tài, không nhân bản, nhân tính, nhân sinh và thiếu nhân cách? Hay chính chúng ta bị loại lãnh đạo này dùng tâm lý để chúng ta tiếp tục tâng bốc họ, ủng hộ họ dù rằng họ chẳng xứng đáng bầu vào vị trí lãnh đạo?

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 5 năm 2020 (Việt Lịch 4899)

Nguồn: https://nganlau.com/2020/09/24/danh-gia-nguoi-lanh-dao/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nuôi Tâm Sinh Thiên Tài (P1)

“Nuôi Tâm sinh thiên tài.... Nuôi Óc sinh nhân tài.... Nuôi Thân sinh nô tài....” (Lý Đông A) Bởi vì hồn ma "Tùng Lâm" về ám...