Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

Đường vào Duy Dân: Con Người

( *) Giáo dưỡng học: học tìm nghĩa không khó, hiểu được Lý mới khó, hiểu ngoài Lý càng khó hơn nữa (L Đ A ). 

Duy Dân không phải là chủ trương của một đảng Cách Mạng. Duy Dân là một triết lý. Triết lý Tổng Thể, một triết học chính thống, toàn diện và triệt để. Bởi vì toàn diện nên mọi người có thể tiếp cận từ nhiều mặt: con người, tư tưởng, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục, dân tộc, kinh tế, thiên nhiên (vũ trụ) …  nhưng không có tôn giáo . Duy dân đặt trọng tâm nơi con người. Khi con người dựa vào một đấng tối cao nào đó để giải thích những khó khăn của đời sống, những thất bại của cá nhân, những xung đột trong xã hội… xét cho cùng tôn giáo cũng do con người tạo ra. Vậy nếu con người không làm chủ được mình thì tôn giáo chỉ là dụng cụ để vận dụng con người vào một mục đích nào đó. Xung đột tôn giáo (tinh thần) và tranh chấp về tài sản, thực phẩm (vật chất ) là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh trong lịch sử loài người

1.  Con người

Con người là một sinh vật, sinh hoạt của con người khác hơn loài vật nhờ trí óc. Sự phát triển suy nghĩ của con người qua bộ óc đã giúp con người có tiếng nói, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, khoa học, kỹ thuật và tôn giáo …

Con người từ khi biết tụ họp thành bộ tộc, làng xã, quốc gia để bảo vệ và phát triển đời sống thì chính trị là gạch nối giữa cá nhân và tập thể con người -- thì Hòa bình và Hạnh phúc là yếu tố chính đưa xã hội tiến lên hay đi đến chiến tranh, hủy diệt.

Con người sinh ra giống nhau: một cơ thể và một tâm hồn . Bề ngoài xem ra có vẻ “bình đẳng” (và dưới con mắt luật –tại Mỹ- con người bình đẳng). Nhưng ai cũng biết mỗi người có một “định mạng” (nghiệp) khác nhau và tuy là có bộ óc như nhau, trình độ thông minh, tính tình của mỗi cá nhân khác nhau. Khi còn nhỏ, sự khác biệt thường không thấy rõ, nhưng khi  trưởng thành, cá tính xuất hiện, con người chịu ảnh hưởng của giáo dục, môi trường sống và sự khác biệt của con người trong tập thể càng hiện rõ: kẻ lười biếng, ngu, yếu… kẻ mạnh, khôn khéo, siêng năng chiếm lợi thế hơn… và bất bình đẳng xuất hiện.

Bất bình đẳng đến từ 2 mặt: bên trong của cá nhân (tinh thần, thể chất) và bên ngoài (gia đình, xã hội, luật pháp).

Vậy trước khi trở thành Thắng Nhân, đi vào Thắng Nghĩa thì bạn hãy thử tìm hiểu con người của bạn, từ trong ra ngoài (tâm lý và sinh lý).

Con người có ngũ quan, ngũ giác, có tứ chi, lục phủ, ngũ tạng kết thành bộ máy tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp.

Con người muốn sống, cần ăn và thở.  Vậy bạn ăn và thở như thế nào? (xem bài Ăn –Thở)

Khi bạn biết ăn, thở, ngủ, tiêu hóa… thì bạn biết cơ thể bạn hoạt động ra sao. Bạn có thể  cố gắng cải tiến bằng tập thể dục, thể thao để biết rõ hơn về thể chất của bạn. Cho dù bạn có theo bất kỳ phương pháp nào, nếu con người bạn với tâm thần bất an vì bất kỳ lý do nào thì bạn không thể theo đuổi những mục tiêu trong đời sống hàng ngày . Khi con người suy nghĩ là bắt đầu có tư tưởng (suy nghĩa riêng) nhưng từ những suy nghĩ riêng để trở thành cái (tư tưởng) chung thì con nguời phải đối thoại, tranh luận và hành động. Đó là khởi điểm của đời sống chính trị trong xã hội con người.

Phải giải quyết cuộc sống cá nhân bạn trước khi bước vào cuộc sống với tập thể chính trị.

2.  Toàn dân sinh chính trị

Khi loài người kết thành xã hội thì vai trò chính trị của con người xuất hiện. Đó vừa là bổn phận vừa là trách nhiệm. Khi con người chạy theo tư lợi và lãng tránh nhiệm vụ chính trị: bảo vệ tổ quốc, bỏ phiếu, đóng thuế, chọn lựa người đại diện trong chính quyền từ địa phương đến trung ương, trực tiếp tham gia vào sinh hoạt chính trị. Nền dân chủ và sức mạnh của tập thể dân tộc sẽ suy yếu khi mỗi cá nhân xa lánh bổn phận của một công dân.  Tuy mỗi người dân có một công việc khác nhau nhưng bổn phận công dân giống nhau. Toàn dân tham dự chính trị, tuy rằng mỗi người, tùy theo khả năng sẽ có vai trò tương xứng trong sinh hoạt chính trị: đó là Phân Công – Phân Lợi – Phân Mệnh . Nhưng không phải lúc nào 3 điều kiện này cũng đi chung với nhau. Hội đủ cả điều kiện này còn tùy thuộc vào Tu Dưỡng Thắng Nhân. Thông thường, mỗi cá nhân chỉ chọn một hay hai điều kiện kể trên.

Vậy thì:  Phân công – Phân lợi – Phân mệnh sẽ như thế nào?

-         Phân công : Mỗi người sống trong xã hội cần công việc để mưu sinh. Không phải ai cũng trình độ học vấn, kiến thức, sức khoẻ để có một công việc như ý muốn. Và công việc sẽ đòi hỏi mỗi cá nhân phải làm những gì và điều kiện như thế nào, ai ấn định và luật lệ như thế nào để quy định những gì phải làm (job description) và lương bổng quyền lợi như thế nào là xứng đáng? Phân công là nhu cầu cần thiết trong xã hội. Phân công phải tương xứng với “khả năng và tất năng” của con người.

-         Phân lợi: Quyền lợi của công nhân, nhân viên như thế nào là tương xứng? Chính quyền có nên can thiệp vào các công ty, thương nghiệp của tư nhân qua luật lệ (chúng  ta đã thấy trường hợp các công ty Mỹ trả lương quá cao so với công; nhưng trong khi công nhân tuy có công đoàn đấu tranh bảo vệ quyền lợi nhưng không ngăn cản được giới chủ nhân mướn nhân công ngoài công đoàn để trả lương, quyền lợi thấp hơn và như vậy tiết kiệm cho công ty và như vậy giới lãnh đạo công ty cũng như các cổ phần viên (investors) có lợi).

-         Phân mệnh:  Mỗi người có quyền quyết định đời sống của mình nhưng ước mơ và mong muốn không phải lúc nào cũng thực hiện được. Cho dù có khó khăn trong cuộc sống riêng, mỗi người vẫn còn bổn phận đóng góp vào sinh mệnh chung của tập thể . Mỗi cá nhân phải nhìn thấy vị trí của mình trong dòng sinh mệnh dân tộc, chọn một vai trò trong xã hội, đóng góp vào tập thể xã hội để sinh tồn . Không đóng góp có nghĩa là gánh nặng cho tập thể. Khi tập thể xã hội, dân tộc suy yếu thì hiểm họa vong quốc đe dọa toàn thể mọi người.  Hiểu vị trí của mình trong tập thể chính là góp phần xây dựng nền dân chủ (tránh trường hợp  -populist- khi đa số chỉ là những  nhóm có tham vọng khác nhau và sẵn sàng đi ngược quyền lợi quốc gia  để thỏa mãn đòi hỏi của một tập hợp đa số  gồm các nhóm thiểu số khác nhau về quyền lợi nhưng sẵn sàng khuynh đảo nền dân chủ để thủ lợi).

 

3.  Toàn dân quốc dân giáo dưỡng )xem Chìa Khóa Thắng Nghĩa & Duy Dân Cơ Năng.Lý Đông A. www.ThangNghia.org) 

Giáo dục cá nhân đã khó. Giáo dục tập thể càng khó nữa. Đời sống cá nhân luôn đòi hỏi sự thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất. Thay đổi (tiến bộ) về tinh thần khó hơn là vật chất. Càng chạy theo vật chất thì suy thoái về tinh thần càng nhanh.  Con người tự biện hộ qua lý luận để biện minh cho hoàn cảnh. Đâu là Sự Thật. Sự Thật chỉ xuất hiện khi con người đặt bản chất lương thiện làm trung tâm cuộc sống trong tương giao với xã hội.

Giáo dục con người không phải là để có việc làm trong xã hội, đó chỉ là huấn nghệ (dù là cấp thợ hay kỹ sư). Giáo dục là giúp con người tìm được ý nghĩa cuộc sống và tương giao trong xã hội. Khi áp buộc một tập quán lên cá nhân, con người có thái độ phản kháng. Nhưng con người có thể nào sống độc lập, tự do suy nghĩ mà không sợ hãi với những tranh chấp đến từ bên ngoài.

Trần Công Lân

Tháng 5, 2017

Annandale, VA

Nguồn: https://nganlau.com/2017/06/01/duong-vao-duy-dan-con-nguoi/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Bản Cương Thường: Nhu Cầu Vật Chất

  Nhu yếu là những đòi hỏi về vật chất (ăn, mặc, cư trú), phát triển giống nòi (gia đình), tinh thần (tôn giáo, bạn bè, văn hóa), giáo dục, ...