Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

Chìa Khóa Thắng Nghĩa Lý Đông A (P2)

 

Công cụ lý luận:

         1. Bốn (4) tiền đề lý luận của Thắng Nghĩa:

             1.1. Căn bản nghĩa: Tự nhiên, tư tưởng và xã hội thống nhất. Tư tưởng là đại biểu của sinh mệnh.

Tư tưởng là suy nghĩ của con người để tìm một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. Từ suy nghĩ đi đến hành động. Hành động quyết định sự sống còn của con người. Do đó tư tưởng là đại biểu của sinh mệnh.

             1.2. Căn bản học: triết học, sử học và khoa học thống nhất.

Triết học là lý luận trừu tượng. Từ lý luận đi vào hành động cụ thể, đó là khoa học. Hành động đem lại kết quả, đó là lịch sử. Mọi tổ chức chính trị hay cách mạng phải thiết lập được căn bản học đó.

             1.3. Căn bản luận:  Bản thể luận, nhận thức luận và phương pháp luận thống nhất.

Từ căn bản Nghĩa qua căn bản Học để thực hiện lý luận về bản thể (bản chất) của vấn đề hay biến cố đưa đến nhận thức các diễn biến có thể xảy ra rồi từ đó xếp đặt các phương pháp (đáp án) đối trị cho từng vấn đề.

             1.4. Căn bản quan: Duy tâm, duy vật, duy sinh quan thống nhất trong dân sinh thực hiện quan (=duy dân).

Sau khi đi qua các căn bản Luận để trải bày mọi góc cạnh của vấn đề sẽ đi đến sự thiết lập các quan điểm căn bản (căn bản quan) để thống nhất các mặt của các phái Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh về những vấn đề liên quan đến con người.

 

Khởi đi từ ý nghĩa gốc của từng yếu tố Thiên Nhiên, Con Người và Xã Hội mà mọi chủng tộc, văn hóa... đều không thể phủ nhận. Từ đó dẫn đến căn bản học: Triết học là lý luận tột cùng của sự khôn ngoan dẫn đến sự tốt đẹp cho con người chứ không phải lừa gạt hay mê hoặc con người. Khoa học là môn học mà mọi người đều phải công nhận. Lịch sử là môn học mọi người đều không thể chối bỏ quá khứ. Căn bản luận là dẫn mọi người đi từ phạm trù tư tưởng (suy nghĩ) dẫn đến hành động (thực tế đời sống) một cách minh bạch, khoa học. Căn bản quan là cơ hội cho mọi người xét lại những quan niệm sống của các nền văn hóa, triết học mà loài người đã có để rút kinh nghiệm cho tương lai.

 

         2. Năm (5) đầu mối của triết học Thắng Nghĩa:

             2.1. Đạo kỷ là tự kỷ nguyên nhân, là phạm trù vô sai biệt. (“Đạo kỷ là sự trông về trước, ngoái về sau, đứng trên lập trường Người mà tìm đường đạo”, Chìa Khóa Thắng Nghĩa).

Một khi con người khởi tâm để suy nghĩ về một vấn đề thì tất nhiên phải khởi đi từ bản thân. Tại sao tôi phải giải quyết vấn đề này? Nó liên quan gì đến đời sống riêng của cá nhân tôi? Tôi sẽ phải tiến hành như thế nào để vượt qua thử thách này? Trình tự đó là Đạo Kỷ, là Tự Kỷ và không sai khác cho dù là bất cứ vấn đề gì xảy ra trong đời sống của con người.

             2.2. Tinh thần và vật chất hỗ tương nguyên nhân, đó là chân ý nghĩa của sinh mệnh.

Vì suy nghĩ bắt đầu từ bản thân nên điều kiện cần và đủ để đi từ suy nghĩ đến hành động là Tinh Thần và Thể Chất của cá nhân phải hợp nhất. Bạn không thể suy nghĩ những hành động, việc làm mà bản thân chính bạn không thể thực hiện hay đảm đương nổi. Thể xác bạn có mạnh khỏe hay không là do công phu tu dưỡng từ tinh thần quyết tâm của bạn. Mối tương quan chặt chẽ giữa thể xác và tinh thần sẽ quyết định những suy nghĩ của bạn có đi đến hành động thực tiễn để có kết quả hay không.

             2.3. Vận động và kết hợp hỗ tương nguyên nhân, đó là chân ý nghĩa của sinh hoạt.

Từ suy nghĩ, tư tưởng đi đến hành động, vận động. Mục đích của vận động có thể là kết hợp (xây dựng) hay phân tán (hủy diệt) và hành động thể hiện suy nghĩ của bạn. Con người đến với nhau, kết thành xã hội là để xây dựng, không phải để hủy diệt.

             2.4. Bản vị và cơ năng hỗ tương nguyên nhân, đó là chân ý nghĩa của sinh tồn.

Khi kết thành xã hội con người thiết lập trật tự sinh hoạt theo bản vị và cơ năng. Bạn có thể tùy theo cơ năng mà kết thành bản vị hay chọn bản vị để phát triển cơ năng. Nếu chỉ là bản vị mà không có cơ năng là trở ngại cho xã hội cũng như tạo cơ năng hoạt động mà không thuộc một bản vị nào cũng gây hỗn loạn cho xã hội.

            2.5. Hỗ tương nguyên nhân là tự kỷ nguyên nhân là chân ý nghĩa của đạo kỷ.

Loài người sống trong thế giới nhị nguyên (Âm-Dương) nên hỗ tương nguyên nhân là một hình thức của Nhân-Quả (theo nhà Phật) phát xuất từ bản thân mỗi người (đạo kỷ).

       

 3. Công thức biện chứng

                               Ỷ tha à Tự kỷ à Động tha

Loài người sống và kết thành xã hội để tránh bị tiêu diệt bởi thiên tai, bệnh tật. Sự tiến bộ của xã hội giúp cá nhân con người có cơ hội tiến lên một bước nữa để nâng cao sự tiến bộ của toàn xã hội. Chu kỳ đó tiếp tục qua nhiều thế hệ để duy trì văn minh nhân loại. Sự tương tác giữa con người và xã hội là sự tương tác để cùng nhau tiến hóa. Một cá nhân phải dựa (ỷ tha) vào một cá nhân (xã hội) khác để trưởng thành. Trong tiến trình trưởng thành và tương tác đó, chính cá nhân đó phải rút kinh nghiệm (tự kỷ) cho chính bản thân mình để có hành động đúng. Khi đã có hành động đúng thì hành động đó tác động (động tha) vào xã hội để xã hội cùng bản thân tiến bộ. Hành động sai sẽ tác động vào xã hội tạo ra một xã hội loạn, mạnh được yếu thua.

[* Ở đây xin mở ngoặc để nói về thế nào là một con người trưởng thành? Người trưởng thành là người có giáo dục (tự giáo dục bằng sự quan sát, chính bản thân tìm hiểu sự kiện, không phải là nghe người khác nói rồi nhai lại), biết suy xét, cân nhắc, lý luận, có tình có lý, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống, sống đơn giản, trật tự, khiêm nhường, hiểu sâu biết rộng. Chuyện không đáng nói thì không nên nói, không đam mê những thú vui vật chất, ồn ào, là người biết giữ vị trí của mình trong mọi trường hợp. Tôn trọng luật pháp nhưng cũng biết khi nào cần đến luật hay lệ, cũng như phong tục, luật bất thành văn... là người biết lo gia đình nhưng cũng quan tâm đến xã hội.]

 

         4. Cơ bản nguyên lý của triết học Thắng nghĩa

         4.1. Xã hội với tự nhiên đối lập thống nhất, đó là chân ý nghĩa của loài người.

Xã hội loài người cần có thiên nhiên để tồn tại. Từ thiên nhiên tạo ra các sinh vật trong đó có loài người. Nhưng thiên nhiên cũng có thể hủy diệt loài người và ngược lại con người cũng có thể hủy hoại thiên nhiên. Đó là thế đối lập thống nhất mà cả hai phải nương nhau để tồn tại.

         4.2. Cá thể với toàn thể đối lập thống nhất, đó là chân ý nghĩa của dân tộc.

Cá nhân và xã hội không hoàn toàn như ý với nhau. Cá nhân luôn có sự bất đồng với xã hội và ngược lại xã hội cũng vậy. Nhưng cả cá nhân và xã hội cần có nhau để tồn tại với thiên nhiên. Cho nên sự đối lập trong một xã hội, hay một dân tộc cũng như giữa các dân tộc phải được giải quyết (thống nhất) vì nếu có xung đột sẽ dẫn đến sự tiêu diệt lẫn nhau hay hủy hoại thiên nhiên mà cuối cùng là loài người không còn đất sống.

         4.3. Thời gian với tiến hóa đối lập thống nhất, đó là chân ý nghĩa của cách mạng.

Theo thời gian, sự suy nghĩ và hành động của con người sẽ dẫn đến sự thay đổi cuộc sống của nhân loại. Vì có sự khác biệt về Tu Dưỡng và Sinh Mệnh Tâm Lý sẽ đưa đến những thay đổi tiệm tiến hay đột biến (cách mạng).

 

Học thuyết bản vị: học thuyết về tổ chức và quản trị công việc và xã hội

        1. Những khái niệm căn bản về học thuyết bản vị; bản vị, cơ năng, bản vị trung tâm, vận động và kết hợp, vận động hướng tâm, vận động hướng thượng, cơ năng hóa, thời không vận động.

        2.  Quan hệ bản vị-cơ năng: Một bản vị có nhiều cơ năng, mỗi cơ năng lại là một bản vị. Cơ năng là thể vận động của một bản vị cùng với các bản vị khác, bản vị là thể kết hợp của nhiều cơ năng thành phần. Thí dụ: bản vị thân thể con người được kết hợp bởi những cơ năng như tim, óc, phổi, thận, gian, máu, ruột v.v… Mỗi cơ năng đó đứng riêng biệt là một bản vị nhưng khi kết hợp với tất cả những bản vị khác để trở thành một bản vị hoàn hảo (thân thể con người) thì bản vị trở thành cơ năng của bản vị hoàn hảo đó.

        3. Những bản vị chính: nhân loại bản vị, dân tộc bản vị, bản vị trung tâm (quốc gia là trung tâm của bản vị dân tộc). (xem tài liệu Bản Vị Cơ Năng Cần dẫn đường link).

 

Biện chứng pháp Duy Dân

          5.1. Cơ bản mệnh đề: Chính – Phản – Hợp

          5.2. Cơ bản nhận thức:

5.2.1. Lấy đối lập thống nhất nhận xét

5.2.2. Lấy lưu biến phát triển nhận xét.

5.2.3. Lấy toàn bộ quan liên nhận xét

              5.2.4. Lấy cụ thể hoàn cảnh nhận xét.

5.3. Cơ bản luật tắc:

5.3.1.  Luật đối lập thống nhất

              5.3.2.  Luật chất lượng hỗ biến

              5.3.3.  Luật phủ định phủ định

          5.4.  Cơ bản phạm trù:

                 5.4.1.  Hiện tượng và bản chất

                 5.4.2.  Hình thức và nội dung

                 5.4.3.  Căn cứ và điều kiện

                 5.4.4.  Khả năng và tất năng

                 5.4.5.  Ngẫu nhiên và tất nhiên

                 5.4.6.  Nhân quả và luật tắc

         5.5. Cơ bản phương pháp:

5.5.1.  Quan sát: diễn dịch pháp

                 5.5.2.  Thống kê: qui nạp pháp

                 5.5.3.  Suy diễn:  loại tỷ pháp

 

Hành động luận cải tạo xã hội

 

Biện chứng pháp Duy Dân được áp dụng trong lý luận để đưa tới hành động thích hợp với sự kiện xảy ra cần giải quyết. Vì được áp dụng để cải tạo xã hội, biện chứng pháp cần được sử dụng trong quy mô của một tổ chức (đảng). Có một nhân sự biết tu dưỡng là điều khó. Có một tổ chức quy tụ những nhân sự có tu dưỡng lại càng khó hơn. Chính vì thế sự áp dụng, khai triển và sử dụng biện chứng pháp nên để lại trách vụ đó cho tổ chức tương lai (nếu có).

Trần Công Lân

Tháng 4 năm 2021 (Việt lịch 4900)

Nguồn: https://nganlau.com/2021/09/24/chia-khoa-thang-nghia-ly-dong-a-p2/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bình Đẳng

Ghi Chú NL : Bình đẳng là một chủ đề phải được nhìn với nhiều góc cạnh khác nhau, với cái nhìn tổng thể thì mới thấy được thế nào gọi là bìn...